Có nên bấm lỗ tai cho bé mới sinh? Những lưu ý khi bấm lỗ tai
Nhiều người quan niệm rằng bấm lỗ tai cho bé mới sinh đặc biệt là bé gái, là điều may mắn, một nét đẹp truyền thống của các nước phương Đông. Khi mới sinh ra các bé gái thường được ba mẹ bấm lỗ tai sớm để sau này đeo hoa tai. Tuy nhiên, việc bấm lỗ tai cho bé mới sinh khi còn quá nhỏ, da mỏng yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro như bé bị đau đớn hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Vậy bé mới sinh sau bao nhiêu tháng thì bấm lỗ tai được và ba mẹ cần lưu ý gì khi bấm lỗ tai cho trẻ. Hãy cùng Nhà Thuốc Huy Mai tìm hiểu bài viết sau đây nhé:
Khi Nào Bé Có Thể Bấm Lỗ Tai
Nhiều cha mẹ thường bấm lỗ tai cho bé mới sinh vì nghĩ rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh da còn đang yếu. Một vết muỗi chích cũng khiến bé bị sưng đỏ lên. Cộng thêm hệ miễn dịch của trẻ mới sinh còn rất yếu. Vì vậy, ba mẹ muốn bấm lỗ tai cho con, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin thời điểm thích hợp để có thể bấm lỗ tai cho con.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu ba mẹ muốn bấm lỗ tai sớm cho con thì có thể bấm từ lúc con được 2 tháng – 6 tháng tuổi. Hoặc nếu được ba mẹ hãy cố gắng đợi con lớn thêm hơn nữa để bấm lỗ tai cho con mà đảm bảo tình trạng sức khỏe cho con.
Việc bấm lỗ tai cho bé lớn hơn sẽ khó thực hiện vì khi đó bé đã nhận thức được sẽ la hét, quấy khóc và phản ứng khiến việc bấm lỗ tai cho bé trở nên khó khăn hơn.
Ý Nghĩa Của Việc Bấm Lỗ Tai Cho Bé?
Ý nghĩa của việc bấm lỗ tai không chỉ dừng lại ở quan niệm làm đẹp, mà còn mang theo những giá trị về truyền thống văn hóa và còn là biểu tượng tâm linh của một số tôn giáo. Bấm lỗ tai cũng thể hiện sự chăm sóc, lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống của bé, và đồng thời cũng là một phần của văn hoá gia đình.
Về phong tục và văn hóa:
Xỏ lỗ tai cho em bé thường có nguồn gốc từ các phong tục và truyền thống văn hóa của một số dân tộc. Điều này thể hiện một phần của danh dự, nền văn hóa, và thậm chí có thể là dấu hiệu phân biệt địa vị xã hội.
Tính thẩm mỹ:
Trong một số văn hóa, xỏ lỗ tai cho em bé được coi là cách để làm cho em bé trở nên đẹp đẽ và nổi bật. Những viên đá quý hoặc hạt đá nhỏ được đeo trong lỗ tai có thể được coi là các biểu tượng của vẻ đẹp và phong cách.
Tính Bảo vệ:
Một số người tin rằng xỏ lỗ tai cho em bé có thể bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ từ thế giới bên ngoài. Điều này có thể liên quan đến quan niệm cổ xưa về việc lỗ tai là một cửa ngõ cho tà ma hoặc thực vật gây hại.
Biểu tượng tôn giáo và tâm linh:
Xỏ lỗ tai cũng có thể liên quan đến tôn giáo và tâm linh trong một số văn hóa. Điều này có thể thể hiện sự tôn kính đối với tôn giáo hay sự kết nối với thế giới tâm linh.
Kết nối gia đình và cộng đồng:
Trong một số trường hợp, việc xỏ lỗ tai cho em bé còn mang ý nghĩa của việc thể hiện sự kết nối với gia đình, dòng họ, hoặc cộng đồng. Điều này thể hiện một sự liên kết tinh thần và địa vị xã hội.
Lưu Ý Vệ Sinh Sau Khi Bấm Lỗ Tai Cho Bé Tránh Nhiễm Trùng
Để tránh khu vực bấm lỗ tai bị nhiễm trùng, chảy mủ, cha mẹ lưu ý phải biết cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai. Ba mẹ có thể vệ sinh sau bấm lỗ tai cho bé như sau:
- Rửa sạch mặt trước và mặt sau dái tai của bé hai lần một ngày bằng xà phòng hoặc một nước muối sinh lý. Trước khi vệ sinh tai cho bé, bạn cần chú ý rửa tay sạch với xà phòng.
- Tránh tác động vào sụn sau khi bấm lỗ tai cho bé để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Khi trẻ thay áo hay chải tóc, bạn nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai, nên để trẻ cột tóc ra phía sau hay lên cao.
- Khi tắm cho bé, bạn nên tránh để dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các sản phẩm khác tác động đến vị trí bấm lỗ tai.

Ba mẹ nên bấm lỗ tai cho bé ở những địa chỉ uy tín như bệnh viện, cơ sở y tế để đảm bảo quá trình xỏ lỗ tai cho bé an toàn, sạch khuẩn, hạn chế sau khi bấm lỗ tai bị chảy mủ, sưng đau.
Chọn Hoa Tai Phù Hợp Sau Khi Bấm Lổ Tai Cho Bé
Việc chọn hoa tai phù hợp cho bé cũng là một việc hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của trẻ, cụ thể:
Hoa tai bằng vàng 18K hoặc 14K:
Vàng có khả năng ít gây kích ứng da và thích hợp cho da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Vàng 18K hoặc 14K là các lựa chọn tốt vì chúng ít gây dị ứng và có khả năng giữ màu sắc lâu.
Hoa tai bằng bạc Sterling:
Trẻ có thể có phản ứng dị ứng với bạc. Nếu chọn hoa tai bằng bạc, bạn cần sử dụng bạc thật chứ không phải là hợp kim.
Titanium:
Titanium là một chất liệu nhẹ, không gây dị ứng và phù hợp cho da nhạy cảm. Chất liệu này cũng khá bền và không bị oxi hóa.
Thép không gỉ (Stainless Steel):
Thép không gỉ cũng là một lựa chọn khá an toàn và bền.
Nhựa y tế (Medical Plastic):
Nếu bạn muốn lựa chọn một chất liệu nhẹ và không gây dị ứng, bạn có thể chọn nhựa y tế. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng sản phẩm này đã được kiểm nghiệm và an toàn cho bé.
Ngoài ra, hình dáng của Hoa Tai cũng rất quan trọng. Nên chọn các kiểu dáng nhỏ gọn, có hình tròn không góc cạnh, không đeo những hoa tai dài lủng lẳng tránh bị vướng mắc gây tổn thương vùng tai của bé.
Các Dấu Hiệu Bé Bị Nhiễm Trùng Tai Khi Bấm Lỗ Tai Ba Mẹ Cần Lưu Ý:
Nếu bé có dấu những dấu hiệu sao, bạn cần theo dõi kỹ hơn vì có thể bé bị nhiễm trùng khi bấm lỗ tai, cụ thể:
- Vùng tai của bé sẽ trở nên đỏ, sưng và đau đớn khiến bé cảm thấy không thoải mái.
- Tiết mủ hoặc chất nhầy ở vùng xung quanh lỗ tai của bé đó là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Mùi khó chịu: Mùi hôi từ vùng tai cũng là một dấu hiệu mà có thể bé bị nhiễm trùng tai.
- Sốt: bé bị sốt cao và kéo dài sau khi bấm lỗ tai, đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng tai.
Cách Xử Lý Khi Trẻ Bấm Lỗ Tai Bị Sưng, Mưng Mủ
Không ít các bậc cha mẹ gặp phải trường hợp bé bấm lỗ tai sau đó bị sưng, mưng mủ, chảy máu,… khiến ba mẹ hoảng sợ, lo lắng cho bé.

Ba mẹ hãy bình tĩnh và xử lý vết mưng mủ ở tai con như sau nhé:
- Vệ sinh vị trí nhiễm trùng bằng nước và xà phòng 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng bấm lỗ tai bị sưng hay bấm lỗ tai bị chảy mủ trở nên nặng hơn trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đi khám.
- Với những trường hợp bấm lỗ tai bị sưng, bấm lỗ tai bị chảy mủ hay xỏ lỗ tai bị mưng mủ nặng hơn, trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng kim loại, cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà duy nhất là tháo bỏ khuyên tai. Nếu bấm lỗ tai bị mủ, bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.
Trên đây là thông tin chia sẻ của Nhà Thuốc Huy Mai về vấn đề bấm lỗ tai cho bé mới sinh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho ba mẹ. Nếu có bất kì thắc mắc, câu hỏi nào, ba mẹ hãy gửi liên hệ đến đội ngũ dược sĩ Huy Mai để chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé.
Có thể bạn cũng muốn xem thêm:
Hướng Dẫn Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn
Hướng Dẫn Cắt Tóc Cho Bé Bằng Tông Đơ An Toàn Tại Nhà
Về tác giả
Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.