Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi vằn gây nên, bệnh xảy ra quanh năm nhưng đặc biệt tăng vào mùa mưa (từ tháng 7 – tháng 11). Khi bị sốt xuất huyết nếu không chữa trị kịp thời có khả năng dẫn đến tử vong? Vậy triệu chứng của sốt xuất huyết là gì? Khi bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những câu hỏi trên.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuýp thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn, kèm theo xuất huyết ở da hoặc niêm mạc và giảm tiểu cầu ở trong máu.
Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp cả ở trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt,xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời thì dễ dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Theo sự phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn tương ứng với 3 cấp độ với độ nguy hiểm khác nhau. Cấp độ cao đồng nghĩa với việc người bệnh có thể gặp phải những biến chứng càng nặng và nguy hiểm. Cụ thể là:
Với cấp độ 1
Sau khi bị muỗi vằn mang virus đốt, bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, điển hình là đột nhiên bị sốt cao, kéo dài từ 2 – 7 ngày, kèm theo đó là:
- Đầu đau nhức, buồn nôn, cảm giác chán ăn.
- Xuất hiện hiện tượng phát ban ở dưới da tại nhiều khu vực
- Có các dấu hiệu xuất huyết, chẳng hạn: các chấm màu đỏ dưới da, chảy máu cam hoặc tại chân răng.
- Đau khớp, cơ, đau nhức ổ mắt.
Sự xuất hiện các triệu chứng này có thể khiến cho người bệnh mất sức, mệt mỏi, rất khó để làm việc hay thực hiện các hoạt động khác nên cần được nghỉ ngơi để điều trị và cho sức khỏe được hồi phục.
Với cấp độ 2
Đây là cấp độ nặng hơn và đã xuất hiện các triệu chứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ:
- Nôn nhiều và ít tiểu.
- Xuất huyết tại niêm mạc.
- Cơ thể vật vã, mệt mỏi và trở nên lừ đừ.
- Tại vùng gan xuất hiện cảm giác đau, đặc biệt khi dùng tay ấn vào.
Với cấp độ 3
Đây là cấp độ báo hiệu sự nguy hiểm cao nhất với các triệu chứng giống như hai cấp độ trên. Tuy nhiên, lúc này, sự tiến triển của chúng sẽ rất nhanh, gây ra mối đe dọa cho tính mạng của người bệnh, có thể dẫn tới: viêm cơ tim, sốc, xuất huyết hoặc viêm đa tạng,…
Ở cấp độ này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng báo hiệu cho biến chứng nặng, chẳng hạn như:
- Xuất huyết nặng, không chỉ dưới da mà còn tại dạ dày khiến người bệnh nôn ra máu, cùng với các nốt màu thâm tím,…
- Khoang màng phổi bị ứ dịch, có thể dẫn tới hiện tượng khó thở.
- Người bệnh bị suy tạng.
Có thể bạn cũng muốn xem: Lạnh Run Người Nhưng Không Sốt Là Bệnh Gì?
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
Dưới đây là một số biện pháp thực hiện kết hợp để bệnh nhân sốt xuất huyết có thể nhanh khỏi bệnh:
1. Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn tại giường
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cơ thể sẽ bị yếu đi, người uể oải, mệt mỏi vì vậy cần cho người bệnh nghỉ ngơi nằm tại giường. Đặc biệt không nên để người bệnh tự đi lại vì cơ thể đang mệt và hay bị choáng, người bệnh có thể bị té ngã, va đập gây ra chấn thương nghiêm trọng.
2. Cung cấp đủ chất điện giải
Cơ thể của người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước cần được bù lại lượng điện giải nhất định. Vì vậy hãy tăng cường cho người bệnh uống sữa, nước dừa, nước cam, nước chanh, nước cháo loãng hoặc các nước diện điện giải khác. Cần cho bệnh nhân uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
3. Hạ sốt bằng Paracetamol
Khi người bệnh bị sốt trên 38,5 độ C phải hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần uống cách ngày 4-6 tiếng. Bạn có thể dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, trẻ em sẽ tính theo cân nặng của bé để có liều lượng thích hợp. Nếu người bệnh sốt nhẹ hãy dùng khăn ấm lau mát cơ thể, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
4. Chế độ ăn hợp lý
Bổ sung thêm nhiều protein vào khẩu phần ăn của người bệnh từ thịt, cá, trứng, sữa,… Tăng tỷ lệ tinh bột hoặc đường đơn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến bệnh nhân khó chịu khi ăn, chán ăn và không tốt cho tiêu hóa. Nên chia nhỏ từ 4 đến 6 bữa/ngày đối với người lớn, trẻ em có thể chia nhiều bữa hơn từ 6 đến 8 bữa/ngày. Nên chuẩn bị những món ăn lỏng, mềm dễ nuốt như súp, cháo loãng, món hầm,…
5. Theo dõi sức khỏe người bệnh thường xuyên
Trong khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, bạn cần theo dõi sát sao các biểu hiện của người bệnh để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Khi bệnh nhân có những biểu hiện chuyển biến nặng cần phải đưa đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời.
6. Tắm rửa bằng nước ấm
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh vẫn được tắm gội bình thường nhưng phải tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không để người bệnh tắm bằng nước lạnh, vì nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến nguy cơ tử vong. Không cho người bệnh kỳ cọ mạnh nhằm tránh gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.
Xem thêm: Cung Cấp Vitamin Tăng Đề Kháng Mùa Dịch. Top 7 Vitamin Uy Tín Tốt Nhất
Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết
Rất nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết nhưng đây mới chỉ là sự bắt đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Những biểu hiện sau đây mới là câu trả lời cho băn khoăn khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết
- Cơ thể đã bớt mệt mỏi: ở giai đoạn nguy hiểm mặc dù người bệnh không còn bị số cao nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu rất mệt mỏi. Nếu sau khoảng mấy ngày triệu chứng mệt mỏi đã giảm, ăn uống ngon miệng hơn thì tức là bệnh nhân đang dần hồi phục.
- Không có nốt phát ban mới xuất hiện: kể từ khi bệnh nhân bị sốt thì các vết phát ban nổi trên da và ngày càng hiện lên nhiều hơn. Điều này khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh đã đỡ dần thì người bệnh sẽ nhận thấy các nốt ban mới không xuất hiện thêm.
- Đi ngoài nhiều hơn: cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng khi bị sốt và bệnh nhân thường đi tiểu rất ít kể từ khi nhiễm bệnh. Nếu sau khoảng 5-7 ngày điều trị mà nhận ra bản thân đi tiểu nhiều hơn nghĩa là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang bước sang giai đoạn hồi phục.
- Nốt xuất huyết mờ dần: khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Là khi các nốt ban không mọc thêm mới và bắt đầu mờ dần, bệnh nhân đỡ ngứa ngáy.
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7 -10 ngày sau đó. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn hoặc ít ngày hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Sốt xuất huyết có lây cho người khác không?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua muỗi Aedes đốt. Muỗi Aedes thường sống trong nhà và gần nhà quanh các ao tù, bụi rậm và thường hoạt động vào ban đêm hoặc sáng sớm. Vì vậy, cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà ở và nên bỏ mùng màn khi đi ngủ để hạn chế bị muỗi đốt.
Ai là người dễ mắc sốt xuất huyết?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết, một vài trường hợp dễ mắc bệnh sốt xuất huyết như:
- Những người sống ở những nơi có nhiều muỗi Aedes, đặc biệt là trong các khu vực có nhiều rác thải và nước đọng .
- Những người đã từng mắc sốt xuất huyết trước đó .
- Những người có hệ miễn dịch yếu
Sai lầm thường gặp khiến bệnh sốt xuất huyết lâu khỏi
Bệnh sốt xuất huyết có thể nhanh khỏi nếu được điều trị đúng cách. Đa số những ca bệnh nặng phải nhập viện là do chủ quan và mắc phải những sai lầm khi điều trị bệnh.
- Chủ quan không đến bệnh viện
- Bệnh sốt xuất huyết được chia ra 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Ở mức độ nhẹ người bệnh thường chủ quan không đi khám, tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết dù chỉ có triệu chứng nhẹ cũng cần được thăm khám chẩn đoán, đặc biệt là theo dõi bệnh có thể tiến triển sang nặng không.
- Sốt xuất huyết mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Hết bệnh là hết sốt
- Hết sốt không phải là đã hết bệnh, mà giai đoạn này nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Sau 2-7 ngày, đa số người bệnh đã hết sốt và thấy sức khỏe ổn định hơn, nhưng thực ra đây là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương.
- Các triệu chứng xuất hiện rõ như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy biến chứng và mức độ của bệnh có thể dẫn đến tình trạng nặng như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc Dengue, hay có thể tử
Vì vậy, sau khi hết sốt, người bệnh không nên chủ quan mà cần được chăm sóc chu đáo và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đặc biệt là theo dõi những thay đổi của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết là bệnh khá nguy hiểm, vì vậy mọi người cần theo dõi tình trạng bênh nhân kĩ lưỡng để tránh những hậu quả khôn lường. Để bệnh nhân sốt xuất huyết có thể hồi phục nhanh chóng hơn mọi người có thể tham khảo và thực hiện những cách như bài viết trên chia sẻ.
Về tác giả
Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.