Những ngày kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trở nên vô cùng nhạy cảm. Tuỳ vào các yếu tố như cơ địa và thể trạng, mỗi người sẽ có một phản ứng khác nhau, có người sẽ bị đau đầu, có người bị đau lưng, cũng có người bị đau bụng kinh. Nhiều chị em khi thấy có dấu hiệu đau bụng kinh liền áp dụng các phương pháp như chườm nóng, uống thuốc giảm đau, massage vùng bụng,… để giảm đau trong giây lát. Một số lại lựa chọn cách giảm đau bằng thuốc hoặc những loại đồ uống có tính nóng. Vậy đau bụng kinh uống gì và không nên uống gì để giảm bớt cơn đau?
Đau Bụng Kinh Là Gì?
“Đau bụng kinh” là thuật ngữ y học chỉ thời kỳ đau đớn (kinh nguyệt) hoặc chuột rút kinh nguyệt. Ngoài đau bụng kinh bạn có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn , mệt mỏi và tiêu chảy. Thông thường, bạn sẽ bị đau bụng kinh vào ngày hôm trước hoặc ngày bạn bắt đầu có kinh. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng giảm dần sau khoảng hai hoặc ba ngày.

Đau bụng kinh nhẹ đến trung bình là bình thường nhưng một số người lại bị đau dữ dội trong suốt kỳ kinh nguyệt đến mức cản trở cuộc sống hàng ngày, khiến cho chị em không thể làm những việc mà mình yêu thích. Thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể giúp giảm đau trong thời gian này.
Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh xảy ra khi một chất hóa học gọi là prostaglandin làm cho tử cung của bạn co lại (thắt chặt lại). Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ prostaglandin cao hơn, có nghĩa là tử cung của bạn co bóp mạnh hơn. Đây là cảm giác đau quặng và khó chịu mà bạn cảm thấy.
Những cơn co thắt này giúp làm bong niêm mạc tử cung, tức là máu và mô chảy ra từ âm đạo trong kỳ kinh nguyệt. Nồng độ prostaglandin tăng ngay trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Mức độ giảm khi bạn có kinh nguyệt, đó là lý do tại sao đau bụng kinh có xu hướng giảm bớt sau một vài ngày.
Triệu chứng của đau bụng kinh
Đau bụng kinh có rất nhiều triệu chứng các mức độ khác nhau tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một vài triệu chứng đau bụng kinh thường gặp:
- Xuất hiện những cơn đau quặn hoặc đau trằn ở vùng bụng dưới, thậm chí có lúc đau dữ dội từng cơn, bủn rủn tay chân.
- Xuất hiện cơn đau trước 1-2 ngày hành kinh và cơn đau đạt mức độ cao nhất thường diễn ra khoảng 24 giờ sau hành kinh, sau đó giảm dần ở ngày thứ 2-3.
- Tần suất diễn ra liên tục, đau âm ỉ rất khó chịu.
- Đau kèm theo một số triệu chứng khác như đau vùng lưng, lan xuống dưới đùi.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại là:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Điều này xảy ra khi bạn mới bắt đầu có kinh nguyệt và tiếp tục trong suốt cuộc đời của bạn. Nó thường là suốt đời. Nó có thể gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội và thường xuyên do các cơn co thắt tử cung nghiêm trọng và bất thường.
- Đau bụng kinh thứ phát: Loại này là do nguyên nhân vật lý nào đó. Nó thường bắt đầu muộn hơn trong cuộc sống. Nó có thể được gây ra bởi một tình trạng y tế khác, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung.
Đau Bụng Kinh Nên/ Không Nên Uống Gì Để Giảm Đau Nhanh Chóng?
Những loại thức uống giúp giảm đau bụng kinh
- Uống nước ấm
Uống nước ấm không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc hại ra ngoài mà còn giúp thư giãn cơ trơn, làm ấm tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu. Bên cạnh đó còn đem lại cảm giác thư thả và dễ chịu. Nếu cơn đau có mức độ nhẹ, bạn có thể nhận thấy triệu chứng thuyên giảm hẳn sau khi uống nước ấm từ 5 -10 phút. Nên uống từ 2,5 – 3 lít nước ấm mỗi ngày.

2. Trà gừng ấm
Trong chu kỳ kinh nguyệt uống trà gừng có thể làm giảm cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thiếu tập trung. Gừng chứa hợp chất chống oxy hóa có thể làm dịu và điều hòa hoạt động co bóp cơ trơn tử cung.
Một số chuyên gia còn đánh giá tác dụng giảm đau của gừng tương tự như thuốc chống viêm steroid. Do đó, mỗi ngày bạn có thể hãm vài lát gừng tươi với nước sôi trong 15 phút và dùng uống để làm giảm cơn đau ở vùng bụng dưới.

3. Nước quế hồi mật ong
Uống quế mật ong vào những ngày “đèn đỏ” để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới. Quế chứa chất chống oxy hóa như polyphenol và oregano có thể điều hòa hoạt động của buồng trứng và tử cung, từ đó làm giảm tình trạng tử cung co thắt và làm giảm phát sinh cơn đau trong thời gian hành kinh.
Để có được nước uống quế mật ong, bạn cho vào cốc vài lát quế khô cùng với nước sôi trong 2 phút rồi thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống

4. Nước sắc từ cây ích mẫu
Ích mẫu là loại thảo dược có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều trị chứng máu kinh vón cục, điều hòa lượng máu kinh bất thường. Lấy 1 nắm lá ích mẫu tươi sắc thành nước và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Có thể bạn cũng muốn xem thêm:
- Nhân Sâm Ngâm Mật Ong Bao Lâu Thì Dùng Được? Công Dụng Của Nhân Sâm Ngâm Mật Ong
- Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Là Gì? Top 8 Tinh Dầu Hoa Anh Thảo đáng mua nhất hiện nay?
Những loại thức uống nên tránh vào chu kì kinh nguyệt
- Trà đặc
Trà đặc chứa hàm lượng caffeine cao, kích thích thần kinh trung ương, làm tử cung co bóp mạnh, khiến cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, chị em tuyệt đối không uống trà đặc vào những ngày hành kinh.

2. Cà phê
Bạn khi đang hành kinh cũng nên tránh sử dụng cà phê vì chứa caffeine. Không chỉ thế, uống cà phê còn khiến cho cơ thể mất nước và làm tăng cảm giác mệt mỏi, tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến lo âu và căng thẳng.

3. Rượu bia
Trong những ngày hành kinh bạn tuyệt đối không sử dụng rượu bia, vì nó làm cho tình trạng đau bụng kinh phát mạnh hơn.

4. Đồ uống lạnh
Những ngày hành kinh ăn uống đồ lạnh có thể làm cho máu kinh vón cục, không chỉ thế còn khiến tử cung có bóp mạnh hơn.

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?
Nếu tất cả những biện pháp trên không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn thì uống thuốc giảm đau là biện pháp cuối cùng để giảm những cơn đau dữ dội. Nhưng không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá mức vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ nên dùng trong trường hợp thực sự cần thiết
Thuốc giảm đau được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thường là phương pháp điều trị đau bụng kinh đầu tiên. Chúng bao gồm các loại thuốc như ibuprofen hoặc naproxen mà bạn có thể mua tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa địa phương. Chúng hoạt động bằng cách giảm lượng prostaglandin trong cơ thể bạn. Tốt nhất là dùng những thứ này ngay khi chuột rút bắt đầu. Nếu bạn không thể dùng NSAID, bạn có thể dùng một loại thuốc giảm đau khác như acetaminophen.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua kiểm soát sinh sản nội tiết tố như một phương pháp điều trị. Những người dùng thuốc nội tiết tố có xu hướng ít bị đau bụng kinh hơn. Điều này có thể bao gồm các lựa chọn ngừa thai như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng âm đạo.
Đau nhức nhẹ trong thời kỳ kinh nguyệt là trạng thái bình thường. Nếu bạn trải qua những khoảng thời gian vô cùng đau đớn – đau bụng kinh thì bạn không nên lo lắng hay phải chịu đựng âm thầm. Có nhiều cách để làm giảm đau bụng kinh bạn có thể tham khảo nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có thể nhận định được tình trạng của bản thân và có thể chia sẻ với những người có chuyên môn để có được lời khuyên chính xác. Nhà thuốc Huy Mai hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn trong việc kiểm soát chu kỳ của chính mình.
Về tác giả
Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.