Tiểu Đường Trong Thai Kỳ và Những Điều Cần Biết

Tiểu Đường Trong Thai Kỳ và Những Điều Cần Biết

Tiểu đường trong thai kỳ và những điều cần biết
5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến có khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các Hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con.

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau.

Tiểu Đường Trong Thai Kỳ Là Gì?

Tiểu đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose, hoặc tiểu đường được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ có thai. Định nghĩa này áp dụng với mọi mức độ rối loạn dung nạp Glucose và ngay cả khi Glucose huyết tiếp tục tăng cao sau khi sinh. Định nghĩa này cũng không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có đái tháo đường từ trước khi có thai nhưng không được chẩn đoán, cho đến khi có thai mới được chẩn đoán.

Tiểu đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose, hoặc tiểu đường được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ có thai

Sáu tuần sau khi sinh, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại để xếp loại lại (vào nhóm đái tháo đường, hay rối loạn đường huyết lúc đói, hay rối loạn dung nạp Glucose hay không có đái tháo đường…). Trong trường hợp đái tháo đường trong thai kỳ, đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh 6 tuần. 30 – 50% số bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ sau này sẽ trở thành đái tháo đường thực sự hoặc tuýp 1 hoặc tuýp 2 sau 5-10 năm (đa số là tuýp 2). Theo các thống kê thì có từ 2 – 10% phụ nữ có thai có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ mang thai từ tuần thai thứ 24 – 28 là thời điểm thường xuất hiện bệnh.

Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ.

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Do quá trình mang thai tụy không đủ sản xuất Insulin dẫn đến lượng đường tăng cao và mất kiểm soát.

Tiểu đường thai kỳ hay gặp ở những trường hợp:

– Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường

– Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30: thừa cân, béo phì

– Tuổi mẹ trên 35 tuổi

– Tiền sử bản thân có tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

– Tiền sử sinh con trên 4.1 kg hoặc có tình trạng thai chết lưu không rõ nguyên nhân

2. Triệu chứng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Người mẹ mang thai sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:

+ Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều

+ Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu

+ Khó lành các vết trầy xước, vết thương

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

+ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức

+ Nước tiểu có kiến bâu, ruồi đậu

3. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Đối với người mẹ:

+ Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,…

+ Khó sinh: Những trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, sẽ có nguy cơ mang thai to, dẫn tới việc khó khăn trong theo dõi sinh thường.

+ Nguy cơ sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với thai nhi: 

+ Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi do khả năng bị sinh non cao

+ Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch,…

Đối với trẻ sơ sinh:

+ Trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng hạ đường huyết: Sau sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất tiếp Insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.

+ Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: hội chúng suy hô hấp xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ.

+ Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.

+ Bé cũng dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh

Tầm Soát Tiểu Đường Thai Kỳ Như Thế Nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống và được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các sản phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần. Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì và sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ).Mẹ bầu sẽ được lấy máu 3 lần vào 3 thời điểm khác nhau:

– Lần đầu mẹ bầu được lấy máu lúc đói.

– Sau đó, mẹ bầu được hướng dẫn uống nước có pha 75g Glucose trong 3 đến 5 phút. Sau 1- 2 tiếng từ khi uống nước đường mẹ bầu, sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.

Dinh Dưỡng Cần Thiết Bổ Sung Cho Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường

Mục tiêu của chế độ ăn cho mẹ bầu khi bị tiểu đường

– Đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn: cần điều chỉnh từ từ chế độ ăn để tránh không tăng quá nhanh hoặc tụt quá mức đường trong máu.

– Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, hạn chế các loại chất béo có hại cho tim mạch.

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Chỉ nên tăng khoảng 13 – 15kg trong kỳ mang thai

– Ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

– Ăn nhiều thực phẩm chứa Protein lành mạnh. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu Protein, chẳng hạn như: đậu, cá, thịt đỏ (thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm,…), các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca,..

– Chọn chất béo không bão hòa khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm: Dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt chia,…

Chế độ ăn hằng ngày cho mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường có uống sữa được không?

Trong thời gian mang thai việc bổ sung dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên các mẹ bầu đang lo lắng về vấn đề nếu không may bị tiểu đường trong thai kỳ thì có thể tiếp tục sử dụng sữa bầu được hay không? Và người bị tiểu đường trong thai kỳ nên sử dụng sữa gì để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể mẹ và an toàn cho bé?

Bác sĩ cho biết sữa là một sản phẩm cần thiết không thể thiếu đối với phụ nữ đang mang thai, vì vậy dù phát hiện bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể sử dụng sữa bầu. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu, bạn hãy chủ động tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với mình. Bà bầu bị tiểu đường cần hạn chế các loại sữa có đường, nên uống sữa không béo, không đường hoặc sữa chua không đường.

Mẹ bầu có thể uống sữa vào bữa ăn phụ hoặc cùng bữa ăn chính nếu như không bổ sung đủ lượng tinh bột cho bữa chính. Với những mẹ bầu đang tiêm Insulin có thể cần uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ để phòng hạ đường huyết.

Qua những gì bài biết trên vừa chia sẻ, có thể kết luận rằng: Do quá trình mang thai tụy không đủ sản xuất Insulin dẫn đến lượng đường tăng cao và mất kiểm soát. Để giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ đường huyết lúc đói và sau ăn. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách kiểm tra lượng đường trong máu, cách điều chỉnh chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thai kỳ và mức độ hoạt động để đạt mục tiêu đường huyết an toàn. Không nên quá chủ quan với chế độ dinh dưỡng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé.

Nhà thuốc Huy Mai – Hệ thống nhà thuốc uy tín lâu đời tại tỉnh Bình Dương, chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, thực phẩm chức năng chất lượng.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Dược sĩ Chung Hiếu

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ