Khi chuyển dạ sắp sinh, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định mổ để tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, vết mổ có thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cảnh báo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của vết mổ trong bài viết dưới đây để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu bất thường của vết mổ, mẹ phải biết

Bạn cần chú ý và đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, khi có các dấu hiệu bất thường của vết mổ như sau:
- Vết mổ đẻ bị sưng đỏ và có mủ.
- Tụ dịch tại vết mổ : Đây là tình trạng có lớp dịch đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.
- Vết mổ đẻ bị hở, hay bị rỉ máu tại vết mổ.
- Vết mổ đẻ bị sưng tấy, cảm giác nóng.
- Vết mổ đẻ bị hở, phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài.
- Sản phụ bị sốt, sốt cao 39-40 độ C, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh.
- Cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
- Vết mổ chảy mủ, vết mổ bị hở, dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ đẻ sẽ cao hơn, triệu chứng khi bị nhiễm trùng là tấy đỏ và tiết dịch có mùi hôi, vết mổ không liền sẹo được.
Làm gì để vết mổ mau lành hơn?

Để vết mổ nhanh lành và không xảy ra các dầu hiệu bất thường như trên mẹ cần làm theo các hướng dẫn sau:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Sản phụ hạn chế tắm gội khi sinh mổ chỉ cần lau qua người và vết mổ bằng nước nóng. Sau đó dùng bông sạch thấm khô.
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn vừa đủ, việc ăn nhiều sẽ khiến khó tiêu hóa, tích tụ lâu dẫn đến táo bón, tăng khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.Các mẹ nên ăn thức ăn lỏng, mềm. Không ăn thịt gà, hải sản, thịt bò, rau muống gây dị ứng, làm lồi vết thương lâu ngày để lại sẹo. Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, B, K, canxi, kẽm,,,
Lưu ý: Sau khi vết thương đã lành, liền miệng mẹ nên áp dụng massage nhẹ nhàng và bôi dưỡng chất vitamin E…
Tập vận động nhẹ nhàng
Không nên nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Lúc này cũng phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.
Bạn có thể tham khảo 3 bài tập cơ bản dưới để để giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả:
– Bài tập hít thở sâu: Để ngăn ngừa tắc nghẽn mỗi sau sinh mẹ nên tập hít thở sau khoảng 2-3 hơi

Bài tập xoay vai: Sản phụ ngồi tư thế thẳng rồi xoay vai khoảng 15-20 lần theo chiều từ trước ra sau và ngược lại để hạn chế đau nhức mỏi vai.
Bài tập kéo căng cơ thế: Thực hiện động tác bằng cánh đứng dựa lưng vào tường rồi từ từ giơ hai tay lên cao cho đến khi cơ bụng bị căng ra, giữ động tác 10 giây rồi lại hạ xuống. Cứ làm vậy khoảng 5-10 lần/ngày.
Lưu ý: Tập nhẹ nhàng để tránh vết mổ bị tổn thương. Nếu vết thương bị nhiễm trùng cần đến cơ sở y tế được được khám và điều trị kịp thời.
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.
Ngoài ra nằm nghiêng đầu sang một bên cũng có tác dụng để tránh nôn. Các y bác sĩ sẽ giúp các mẹ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo
Các câu hỏi thường gặp về sinh mổ
Thời gian trung bình vết mổ lành?
Thời gian vết mổ lành nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào kích thước vết mổ cũng như cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người.
Tuy nhiên, thường thì khoảng 8-10 ngày sau mổ thì vết mổ sẽ từ từ khép lại và bắt đầu khô hẳn.
Từ tuần 2-3 vết mổ đang hình thành sẹo, thường bị phồng nhẹ, sưng và mẩn đỏ. Đến tuần thứ 6 vết mổ sau sinh trở thành sẹo và lồi lên, các bộ phận bên trong dần dần được khôi phục. Tầm 3 tháng sau sinh vết mổ mới lành, hết cảm giác đau.
Mổ xong bao lâu có bầu tiếp?
Theo các bác sĩ Sản khoa, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, các bà mẹ nên chờ tối thiểu từ 18 – 24 tháng mới nên có thai trở lại, tốt nhất chị em nên mang thai lần thứ hai cách lần thứ nhất từ 2-3 năm, đây là thời gian cần thiết để vết sẹo tử cung hồi phục hoàn toàn.
Tóm lại, sau sinh nếu mẹ thấy các dấu hiệu bất thường của vết mổ, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cần có chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp để vết mổ nhanh lành hơn. Chúc mẹ nhiều sức khỏe để có thể chăm sóc tốt cho bé từ những ngày tháng đầu đời!