[Hiểu đúng] Lactose là gì? Có tác dụng gì đối với cơ thể? Cách phân biệt Lactose chính xác.

[Hiểu đúng] Lactose là gì? Có tác dụng gì đối với cơ thể? Cách phân biệt Lactose chính xác.

Lactose là gì Lactose có tác dụng gì đối với cơ thể
Đánh giá bài viết

Nhiều trẻ em uống sữa có Lactose bị dị ứng khiến mẹ nghĩ rằng Lactose là thành phần không tốt, khiến cho cơ thể bị dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không?

Lactose là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe? Các tình trạng liên quan đến Lactose là gì? Phân biệt như thế nào? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng Huy Mai theo dõi bài viết này nhé!

[Giải đáp] Thuốc bổ mắt của Đức dành cho trẻ em loại nào tốt?

Lactose là gì? Lactose có tác dụng gì đối với cơ thể?

Lactose là gì?

Lactose là gì
Hiểu đúng lactose là gì?

Lactose là đường chính (hoặc carbohydrate) tự nhiên có trong sữa. Thành phần của lactose là một phân tử đường lớn được tạo thành từ hai phân tử đường nhỏ hơn là glucose và galactose. Để cho đường sữa được hấp thụ vào ruột và cơ thể, trước tiên nó phải được tách thành glucose và galactose. Hai loại đường này sau đó được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột non. Enzym có nhiệm vụ phân tách đường sữa thành glucose và galactose. Các enzyme này nằm trên bề mặt của các tế bào lót ruột non và được gọi là enzyme lactase.

Tác dụng của Lactose đối với cơ thể

Tác dụng của Lactose đối với cơ thể
Tác dụng của Lactose đối với cơ thể

1. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nhờ lượng glucose và galactose hình thành trong quá trình chuyển hóa, đã tạo nên nguồn năng lượng lớn cho cơ thể hoạt động, đồng thời cũng là nguồn năng lượng dự trữ cho não bộ của trẻ.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa này diễn ra tương đối nhanh so với các loại đường khác nhờ sự hoạt hóa của enzyme tự nhiên trong hệ đường ruột của bé. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong quá trình phát triển của trẻ.

2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Khi lactose nạp vào cơ thể, enzyme trong các mao ruột tiết ra và chuyển hóa thành các phần tử đường đơn mà cơ thể có thể hấp thu, giúp hỗ trợ quá trình hình thành lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ. Đó là lý do lactose kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động linh hoạt và năng suất.

Bên cạnh đó, loại đường tự nhiên này cũng tham gia vào việc kích thích lợi khuẩn bifidobacteria trong ruột phát triển. Hơn nữa, lactose cũng có khả năng chống lại sự suy yếu theo thời gian của các chức năng miễn dịch.

3. Góp phần phát triển mô não và hệ thần kinh

Galactose là yếu tố góp mặt trong các đại phân tử (ganglioside, cerebroside và mucoprotein). Đây cũng là thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương, cụ thể là màng tế bào thần kinh.

Sau khi được chuyển hóa từ lactose, đường đơn galactose sẽ tham gia vào quá trình hình thành mô não. Từ đó tạo năng lượng dự trữ cho não, thúc đẩy các mô não của bé phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh.

4. Hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe

Lactose hỗ trợ cơ thể trẻ tăng khả năng hấp thụ canxi và photpho. Đây hai loại khoáng chất ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào hình thành và tái hấp thu xương. Trong đó, canxi giúp xương khỏe mạnh, quyết định đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành và photpho giúp cơ thể của trẻ tăng cường hấp thu canxi dễ dàng hơn.

Cách phân biệt 3 tình trạng phổ biến liên quan đến Lactose, bạn nên biết

1. Lactose maldigestion (Khó tiêu hoá đường sữa)

Lactose maldigestion
Lactose maldigestion

Lactose maldigestion là tình trạng khó tiêu hoá đường sữa. Sự giảm hoạt động của enzyme lactase được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Enzyme này sẽ biến đổi đường sữa thành glucose và galactose – hai loại đường đơn góp phần tạo năng lượng cho cơ thể. 

Tình trạng lactose maldigestion xuất hiện sau khi cai sữa. Lúc này, mức độ hoạt động của enzyme lactase bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên. Ở hầu hết mọi người, lactose maldigestion để lại rất ít thậm chí là không có triệu chứng cụ thể. 

Với tình trạng này, chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ sản phẩm chứa lactose liều lượng nhỏ (tối đa 24g/ngày chia làm 2 lần dùng). Bạn có thể sử dụng sữa chua vì loại thực phẩm này chứa lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa lactose; hoặc ăn phô mai chứa ít/không chứa lactose.

2. Lactose intolerance (Không dung nạp lactose)

Lactose intoalerance
Lactose intoalerance

Lactose intolerance hay còn gọi là bất dung nạp lactose ở trẻ em. Đây là hiện tượng trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose. Lượng lactose nạp vào cơ thể sẽ tồn động ở trạng thái dư thừa và được lên men ngay trong hệ tiêu hóa trở thành acid lactic.

Acid này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của trẻ. Với một lượng lactose nhỏ mà trẻ nạp vào cơ thể có thể gây ra tình trạng chướng bụng, sôi bụng, khiến bé biếng ăn và quấy khóc. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa. Trẻ sẽ có các triệu chứng như bị đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ miễn dịch của bé.

3. Dị ứng sữa

Dị ứng sữa
Dị ứng sữa

Đừng nhầm lẫn dị ứng sữa với không dung nạp lactose bạn nhé, tuy rằng chúng có triệu chứng khá giống nhau. Trong sữa không chỉ có lactose. Còn rất nhiều thành phần khác như casein, whey protein, vitamin khoáng và các loại vi sinh vật. Phần lớn những người dị ứng sữa là do hệ miễn dịch phản ứng lại với một số loại protein trong sữa.

Với những người dị ứng sữa, bạn không nên sử dụng sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Còn ở những người không dung nạp đường lactose, bạn vẫn có thể uống sữa nhưng nên chọn những loại không lactose hoặc uống ít sữa.

Một số vấn đề liên quan đến Lactose, có thể bạn cần.

Lactose có trong thực phẩm nào?

Với những người không thể tiêu hóa đường lactose thì cần hạn chế ăn loại đường này. Tổng hợp những thực phẩm giàu đường lactose nên tránh như sau:

  – Sữa động vật: Sữa dê, sữa bò, sữa cừu,… trong tất cả các loại sữa động vật đều có đường lactose chính vì thế bạn cần tránh các loại sữa thường từ động vật. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các loại sữa không chứa đường lactose hay còn gọi là sữa không đường.

  – Thực phẩm chế biến từ sữa: sữa chua, bơ, phô mai, kem chua, kem tươi, kẹo sữa, …. tất cả các sản phẩm từ sữa bạn cần tránh vì trong đó không nhưng có đường lactose mà còn có rất nhiều là đằng khác.

  – Ngũ cốc ăn sáng đóng hộp: Trong ngũ cốc đóng hộp đóng gói đa số chúng có thêm cả sữa vì thế chúng có đường lactose bạn cần tránh.

  – Bánh kẹo các loại: bánh quy, bánh quế, bánh ngọt, kẹo sữa… Với các loại bánh sữa, được làm từ sữa hay có thành phần là sữa từ động vật bạn cũng không nên sử dụng.

  – Mứt, kẹo, socola sữa, ….

  – Khoai tây chiên: trong khoai tây chiên có chứa đường lactose 

  – Nước sốt kem cheese

  – Cà phê hòa tan: Cà phê hòa tan hay còn gọi là cà phê sữa cũng chứa đường lactose trong sữa.

  – Các loại thịt chế biến sẵn: Xúc xíc, thịt xông khói, thịt nguội, ….

Đây là những thực phẩm có thể có lactose. Hơn nữa bạn có thể thấy chúng chứa nhiều đường và chất béo không tốt. Vì thế nếu hạn chế ăn những đồ ăn này, không những bạn giảm thiểu được những triệu chứng tiêu cực của lactose mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạn chế cholesterol và bênh tiểu đường.

Sữa không có Lactose là gì?

Sữa không chứa đường lactose chính là loại sữa không đường cho người ăn kiêng, không thích uống ngọt. Nhưng cũng là cho những ai không dung nạp với Lactose. Chắc hẳn các bạn cũng đã biết có nhiều người bị dị ứng với đường Lactose hay không dung nạp lactose. Tức là họ không thể uống được các loại sữa có lactose vì khi uống vào người không dung nạp lactose sẽ có hiện tượng bị đau bụng, đi ngoài, buồn nôn làm rối loạn tiêu hóa. Đó là một trong các nguyên nhân vì sao nhà sản xuất phải thêm hợp chất Lactase vào sữa thường.

Chế độ ăn cho người không dung nạp lactose như thế nào?

Chế độ ăn cho người không dung nạp lactose không có nhiều khác biệt so với chế độ ăn. Bạn chỉ cần bỏ qua các thực phẩm có nhiều lactose như sữa bò nguyên chất, chế phẩm từ sữa nguyên chất,… Nói chung là hạn chế ăn tất cả những thực phẩm nhiều đường lactose Suatangco đã liệt kê ở trên.

Tuy nhiên không vì thế mà bạn phải bỏ hoàn toàn sữa đâu nhé! Vẫn có những loại sữa không chứa lactose giúp bạn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Các loại sữa dành cho người không dung nạp lactose

Nếu bạn thuốc tuýp không dung nạp lactose, có thể tham khảo các loại sữa dưới đây:

  • Sữa tươi tiệt trùng tách lactose
  • Sữa đậu nành
  • Sữa gạo
  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa hạt điều
  • Sữa yến mạch
  • Sữa dê
  • Sữa đậu phộng

Nội dung liên quan: Lutein, gluten

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn các thông tin liên quan về lactose và tác dụng của lactose đối với sức khỏe. Hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh những phản ứng tiêu cực không mong muốn khi dùng lactose nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Về tác giả

Thông tin chi tiết
69b84539f0abf0ea7755bac395408ff5
Dược sĩ at Nhà thuốc Huy Mai 3

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề và mục tiêu vì sức khỏe khách hàng, dược sĩ Chung Hiếu hiện đang nắm giữ vai trò trong việc đào tạo, quản lý chuyên môn của dược sĩ. Mong muốn giúp dược sĩ hệ thống Huy Mai ngày càng ưu tú và vững chuyên môn hơn nữa.

Dược sĩ Chung Hiếu

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề và mục tiêu vì sức khỏe khách hàng, dược sĩ Chung Hiếu hiện đang nắm giữ vai trò trong việc đào tạo, quản lý chuyên môn của dược sĩ. Mong muốn giúp dược sĩ hệ thống Huy Mai ngày càng ưu tú và vững chuyên môn hơn nữa.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

khac rong