Dấu Hiệu Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam: Cách Nhận Biết Khi Chiều Cao Đạt Đỉnh

Dấu Hiệu Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam: Cách Nhận Biết Khi Chiều Cao Đạt Đỉnh

dấu hiệu ngưng phát triển chiều cao ở nam
Đánh giá bài viết

Như mọi người đã biết chiều cao phụ thuộc vào gen di truyền và chỉ phát triển đến một độ tuổi nhất định. Không phải tất cả những trẻ em ở cùng một độ tuổi thì phát triển như nhau mà thời gian tăng trưởng chiều cao còn phụ thuộc vào độ tuổi dậy thì và các yếu tố sức khỏe khác.

Việc hiểu rõ các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam là một trong những cách giúp cải thiện chiều cao trước khi trẻ ngừng phát triển.

Lý Do Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam

Di truyền là yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao ở cả nam và nữ, vì thế nên chiều cao của mỗi người là khác nhau

Di truyền là yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao ở cả nam và nữ, vì thế nên chiều cao của mỗi người là khác nhau. Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan như tình trạng sức khỏe, sinh lý và chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến chiều cao ở nam giới.

Các bạn nam thường có xu hướng dậy thì muộn hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, chính điều này cũng giúp nam giới có được chiều cao nổi bật hơn hẳn. Theo NHS (National Health Service), nam giới thường có sự phát triển chiều cao vượt bậc trước tuổi 16, những năm sau đó tốc độ giảm dần và ngừng hẳn.

Hầu hết ở nữ giới sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao khi được 18 tuổi và ở nam giới là khoảng 24 tuổi. Việc tăng chiều cao sau khi trưởng thành tương đối khó khăn bởi vì cơ thể đã ngừng sản xuất các hormone tăng trưởng.

Khả năng tăng chiều cao được quyết định bởi các hormone như hormone tăng trưởng ở người (HGH), hormone tuyến giáp và hormone sinh dục. Chiều dài của xương tăng lên do sự xuất hiện của các đĩa tăng trưởng (growth plates) hoặc các đầu xương ở cuối các xương dài.

Hormone HGH được sản xuất bởi tuyến yên kích thích sự phát triển của xương tại các đĩa tăng trưởng. Khi cơ thể trưởng thành và già đi, các mảng tăng trưởng sẽ được hợp nhất và không còn chỗ cho HGH để kích thích sự phát triển của xương. Điều này là lý do khiến cơ thể ngừng tăng chiều cao.

Dấu Hiệu Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam Giới

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam giới

Khi cơ thể đạt đến chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành, ở cả nam lẫn nữ đều rất khó nhận ra thời điểm nào và dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao của bản thân, vì tốc độ phát triển sẽ chậm dần và ngừng hẳn khi sự tăng trưởng đóng lại hay ngừng hoạt động.

Độ tuổi dậy thì của nam thường được chia làm 2 nhóm:

–  Dậy thì trung bình: Trong giai đoạn từ 11-12 tuổi

–  Dậy thì trễ hơn: Từ 13-14 tuổi

Tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất ở trẻ trai thường là 1-2 năm sau khi bắt đầu dậy thì, giới hạn trong độ tuổi phát triển chiều cao của các bé trai khó xác định hơn. Thông thường ở nam giới, thời điểm kết thúc dậy thì vào khoảng năm 24 tuổi.

Kết thúc dậy thì, chiều cao của các bạn nam sẽ đạt khoảng 92% chiều cao tối đa có thể đạt được khi trưởng thành. Tuy nhiên, ở bất cứ thời điểm nào, khi nam giới xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, có nghĩa là chiều cao của bạn đã chạm đỉnh:

  • Bộ phận sinh dục phát triển hoàn thiện, có kích thước như người trưởng thành. Cụ thể khi cương cứng dương vật dài khoảng 12 – 13 cm.
  • Lông mu phát triển ở xung quanh dương vật và đùi trong.
  • Lông mặt, râu và lông trên cơ thể phát triển đầy đủ, yết hầu lộ rõ.
  • Quần áo và size giày không tăng thêm nữa.
  • Nhu cầu ăn uống và ngủ không cao.
  • Các đặc điểm sinh lý ổn định, không có sự thay đổi về hình dáng cơ thể.
  • Các thông số chiều cao không thay đổi trong những lần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám bệnh…
  • Tuổi xương của bạn (chụp x-quang cổ tay trái) cho kết quả > 18 tuổi.

Sau dậy thì nam giới có thể cao thêm nữa không?

Sau khi dậy thì nam giới có cao thêm nữa không?

Sau dậy thì, hầu hết cả nam và nữ đều không thể cao lên nữa. Tuy nhiên, thông tin này không hẳn là đặt dấu chấm hết cho hy vọng tăng chiều cao sau tuổi 20.

Một nghiên cứu kéo dài 8 năm liên tục của Thư viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy một ngoại lệ khác biệt về sự phát triển chiều cao ở nam giới:

Trong số 221 nam giới ở độ tuổi 27 được điều tra, chỉ 54% có chiều cao cơ thể ở tuổi 27 tương tự, hoặc chênh lệch không quá (+/- 1 cm) với chiều cao của chính họ ở tuổi 19, và có đến 46% nam giới đạt mức tăng trung bình về chiều cao ở tuổi 27 là từ 2,13 cm đến 7 cm so với chiều cao ở tuổi 19.

Do đó, nếu bạn muốn tăng thêm hy vọng tăng chiều cao sau tuổi 19-20, hãy chú trọng đến dinh dưỡng, giữ tư thế đúng và luyện tập thể thao, các bài tập kéo giãn sẽ giúp bạn cải thiện các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao và cố gắng “tận dụng” sự tăng trưởng cuối cùng trong giai đoạn phát triển thể chất sau tuổi 19.

Ngoài ra, hiện nay đang có các phương pháp phẫu thuật giúp cải thiện chiều cao ở người trưởng thành bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc làm này sẽ không đạt kết quả tối đa như mong muốn và tốn nhiều chi phí.

Làm sao để biết mình còn cao nữa hay không?

Để xác định xem bản thân còn có thể phát triển chiều cao không, các bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Đi kiểm tra y tế: Cách chính xác nhất để biết mình còn cao hay không là đến cơ sở y tế để tiến hành chụp X-quang xương chân. Giữa 2 đầu xương dài ở người đang trong quá trình phát triển chiều cao là vị trí của sụn tăng trưởng, thể hiện trên phim chụp là một khe hở mảnh. Sụn tăng trưởng được sản sinh liên tục và dần dần cốt hóa thành xương giúp xương dài ra, chiều cao tăng lên. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định tình trạng sụn tăng trưởng của mình và đánh giá liệu bạn có còn tăng chiều cao được nữa hay không.
  • Theo dõi sự thay đổi của cơ thể và xem xét các dấu hiệu: Nếu các đặc điểm sinh lý ổn định, size giày và áo quần không thay đổi, chiều cao không tăng trong 6 tháng – 1 năm thì chiều cao của bạn đã chính thức ngừng phát triển.
  • Dựa vào độ tuổi: Thông thường, chiều cao phát triển ở nam đến khoảng năm 24 tuổi là dừng hẳn. Một số người có thể ngừng cao sớm hơn ở tuổi 18 – 22 tuổi. Do đó, nếu bạn nằm trong giai đoạn từ 18-22 tuổi, có các dấu hiệu trên có thể đã ngừng phát triển chiều cao, hoặc nếu còn cao, thì cũng sẽ rất chậm, thậm chí không đáng kể.

Cách cải thiện chiều cao cho nam giới

Các cách cải thiện chiều cao cho nam giới trước thời điểm ngừng phát triển.

Chiều cao chịu sự tác động bởi gen di truyền khoảng 23%, chế độ dinh dưỡng khoảng 32%, vận động thể dục thể thao 20% và các yếu tố khác như môi trường sống, bệnh mãn tính,… Do đó, trước khi có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam cần tối ưu hóa việc phát triển chiều cao bằng cách:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao tự nhiên. Do đó, luôn đảm bảo bữa ăn có đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết để xương dài ra nhanh như: Canxi, collagen type II, vitamin D, magie, kẽm, phốt pho,… Các thực phẩm tốt cho chiều cao như: cá hồi, tôm, cua, mực, nấm, cải bó xôi, trứng gà, thịt gà, sữa tươi, sữa chua, khoai lang, các loại hạt,…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Vận động từ 45-60 phút hằng ngày với các môn thể thao có lợi cho sự phát triển chiều cao là cách thúc đẩy tăng trưởng thể chất, giúp xương dài ra nhanh, chắc khỏe, tầm vóc tăng trưởng hết tiềm năng. Tác động của vận động đối với chiều cao sẽ khác nhau tùy vào môn thể thao bạn chọn chơi. Để chiều cao tăng trưởng tốt, nên ưu tiên lựa chọn các bộ môn như: bơi lội, chạy bộ, bóng rổ, nhảy dây, cầu lông, bóng chuyền, đu xà đơn, yoga,…
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Thời gian tốt nhất để bắt đầu giấc ngủ là từ 21h-22h mỗi ngày. Đến khung giờ từ 23h-01h sáng cơ thể có thể bước vào trạng thái ngủ sâu, đây là thời điểm tuyến yên sản sinh nội tiết tố tăng trưởng đạt đỉnh trong ngày. 
  • Tắm nắng hằng ngày. Tắm nắng từ 15-20 phút mỗi ngày là thói quen tốt các bạn nên duy trì nếu muốn chiều cao tăng trưởng hết tiềm năng. Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tự tổng hợp vitamin D. Loại vitamin này có nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể hấp thụ và chuyển hóa Canxi tốt hơn. Chỉ nên tắm nắng trong khung giờ trước 10h sáng và sau 15h chiều khi cường độ nắng nhẹ, không làm tổn thương đến làn da và sức khỏe.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung. Thực phẩm bổ sung hỗ trợ tăng chiều cao hay còn được biết đến với các tên gọi khác như thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,… chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho hệ xương và chiều cao. Sử dụng thực phẩm bổ sung tăng cường dinh dưỡng trong cơ thể, giúp chiều cao tăng trưởng tốt, đồng thời chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Việc chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao từ nhỏ giúp các bạn có được chiều cao nổi bật hơn. Tuy nhiên, trước thời điểm dậy thì ở nam giới, đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vì đây là giai đoạn cuối có thể cải thiện chiều cao tối đa. Một vài dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam vừa nêu trên có thể giúp bạn theo dõi được tình trạng của cơ thể và biết được thời điểm tốt nhất để đạt được chiều cao như mong muốn.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Dược sĩ Chung Hiếu

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ