[Bạn Nên Biết] 11 Cách Chữa Rối Loạn Nhịp Tim Tại Nhà Từ Chuyên Gia

[Bạn Nên Biết] 11 Cách Chữa Rối Loạn Nhịp Tim Tại Nhà Từ Chuyên Gia

Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà
Đánh giá bài viết

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ thời điểm nào. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà chúng ta có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị y tế hay điều trị tại nhà. Đối với một số trường hợp bệnh không cần điều trị y tế, bạn có thể áp dụng cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà theo thông tin bài viết dưới đây để kiểm soát nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các biến cố nghiêm trọng khác.

Rối loạn nhịp tim là gì?

Nhịp tim bình thường bắt nguồn từ nút xoang, diễn ra nhịp nhàng và tạo nên các chu kỳ đều đặn. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi từ 60 – 100 lần/ phút. Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi có hoạt động bất thường về mặt điện học của tim, làm tim đập nhanh (> 100 lần/ phút) hoặc chậm (< 60 lần/ phút) hoặc lúc nhanh lúc chậm.

Người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc có cảm giác hồi hộp,đánh trống ngực,… Tuy nhiêu, một số trường hợp bệnh rối loạn nhịp tim có thể diễn biến nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

5 Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà hiệu quả 

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim là khi bạn căng thẳng, sợ hãi, mất nước,… Lúc này, bạn có thể tham khảo kết hợp áp dụng một số cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà dưới đây để giúp ổn định nhịp tim, nâng cao sức khỏe.

1. Tạm ngưng các hoạt động

Nếu tim đập nhanh đột ngột, bạn hãy dừng các việc đang làm và ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, không cố gắng vận động hoặc gắng sức vì sẽ làm tim đập nhanh hơn.

2. Uống đủ nước

Uống đủ nước hỗ trợ ổn định nhịp tim
Uống đủ nước hỗ trợ ổn định nhịp tim, nâng cao sức khỏe

Thiếu nước dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn, lúc này tim phải đập nhanh hơn để bù lại, kết quả là làm tăng nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, thiếu nước thường đi kèm với tình trạng rối loạn điện giải nên có thể khiến tim đập nhanh hơn. Vì vậy, nên uống đủ nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ, kể cả khi không có cảm giác khác.

3. Bổ sung chất điện giải

Các chất điện giải như kali, canxi, magie, natri có liên quan đến hoạt động của cơ tim, sự rối loạn nồng độ các chất điện giải này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, bổ sung đủ nước và điện giải là một cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà đơn giản và hiệu quả. Các loại thực phẩm chứa nhiều kali như bơ, chuối, nước dừa, cam,..; thực phẩm chứa nhiều magie như hạnh nhân, ngũ cốc, yến mạch, hạt điều,…; thực phẩm chứa natri như các sản phẩm từ sữa, thịt, hải sản,… có thể bổ sung hằng ngày để giúp ổn định nhịp tim. Không nên dùng muối hoặc bột canh để bổ sung natri vì có thể làm tăng huyết áp.

4. Làm mát cơ thể

Nhiệt độ tăng cao khiến tim tăng hoạt động để bơm máu đến da, hỗ trợ làm mát cơ thể và bài tiết mồ hôi, từ đó làm tăng nhịp tim. Vì vậy, cách làm giảm nhịp tim trong trường hợp này là làm mát cơ thể bằng cách mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát, đến những nơi có bóng râm, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước,…

5. Tập thể dục

Người bị bệnh rối loạn nhịp tim nên tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, yoga, đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu,… để giúp ổn định nhịp tim.

6. Tránh xa chất kích thích

Không sử dụng chất kích thích
Không sử dụng chất kích thích

Một số chất kích thích có thể góp phần gây ra nhịp tim bất thường, chẳng hạn như:

  • Thuốc lá
  • Rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác
  • Caffein chứa trong trà, cà phê, cola và một số loại thuốc giảm đau, thuốc cảm cúm…
  • Thuốc điều trị bệnh tâm thần
  • Một số thuốc chống loạn nhịp
  • Thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp
  • Các chất kích thích bất hợp pháp khác như cocaine, cần sa và methamphetamine

Vì vậy, cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà đơn giản nhất là bạn cần hạn chế sử dụng bất kỳ chất kích thích nào trong số đã kể trên. Tốt nhất, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt và hạn chế hoặc ngừng uống rượu và các thức uống chứa caffein.

7. Nghiệm pháp Valsalva

Người bệnh thực hiện nghiệm pháp này bằng cách hít sâu rồi ngậm miệng lại, dùng tay bịt mũi, bịt tai, giữ trong 5 – 10 giây hoặc lâu hơn, sau đó thở ra từ từ. Khi mới áp dụng, nghiệm pháp Valsalva có thể làm tăng nhịp tim, nhưng sau đó sẽ giảm xuống từ từ. Nghiệm pháp Valsalva không nên được thực hiện ở những người bị bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

8. Thư giãn

Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần
Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần giúp kiểm soát nhịp tim

Là một cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà có hiệu quả tốt. Khi tim đập nhanh, bạn có thể nằm hoặc ngồi thả lỏng, hít thở sâu để làm giảm nhịp tim. Lo âu, căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, làm dịu lại tâm trí bằng những điều khiến tích cực, thoải mái. Thiền hoặc tập hít thở là những cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà có thể áp dụng trong trường hợp này.

9. Xoa động mạch cảnh

Mát xa nhẹ động mạch cảnh có thể giúp tim đập chậm lại. Vị trí động mạch cảnh ở hai bên cổ, sát với dây thần kinh lang thang. Xoa nhẹ động mạch cảnh trong 5 – 10 giây sẽ kích thích dây thần kinh lang thang dẫn đến giảm nhịp tim. Tuy nhiên, không nên xoa, ép quá mạnh vào động mạch cảnh, chỉ xoa một bên, không xoa nếu bị xơ vữa động mạch cảnh hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhịp nhanh thất, rung thất trong 3 tháng qua.

10. Tránh các thực phẩm làm tăng nhịp tim

Các loại thực phẩm có thể gây tăng nhịp tim như thực phẩm lên men (cà muối, dưa muối,…), nước ngọt có gas, đồ uống chứa caffein, cocaine, rượu bia,… Khi bị bệnh rối loạn nhịp tim, bạn nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Thêm vào đó, không nên ăn nhiều muối, bột canh,… vì những gia vị này có thể làm trầm trọng hơn bệnh tăng huyết áp. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại cá biển,… sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp ổn định nhịp tim.

11. Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà: Tự theo dõi nhịp tim thường xuyên

Bạn nên biết cách bắt mạch để kiểm tra nhịp tim thường xuyên theo các bước sau đây:

  • Nghỉ ngơi 30 phút trước khi đếm nhịp tim
  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa của một bàn tay lên cổ tay bên còn lại, ngay bên dưới nếp gấp cổ tay hoặc đặt lên cổ ngay bên dưới góc hàm
  • Ấn nhẹ hai ngón tay để cảm nhận nhịp đập và đến số lần đập trong một phút
  • Ghi lại số nhịp tim đã đếm được cùng với ngày và thời gian kiểm tra, cũng như cảm giác của bạn vào thời điểm đó.

Nếu thường xuyên kiểm tra thấy được nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, hoặc không đều kèm theo các triệu chứng bất thường như chóng mặt, ngất xỉu thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Đối với trường hợp rối loạn nhịp tim chậm sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn,…

Kết luận

Trên đây là các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà bạn nên biết, bạn nên tìm hiểu và áp dụng một thời gian để có được kết quả. Trường hợp đã áp dụng nhưng vẫn không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chuẩn đoán một cách chính xác.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Dược sĩ Long Lanh

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ