Đau Ruột Thừa Ở Bên Nào? Vị Trí Và Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Ruột Thừa

Đau Ruột Thừa Ở Bên Nào? Vị Trí Và Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Ruột Thừa

Đau Ruột Thừa Ở Bên Nào?
Đánh giá bài viết

Đau ruột thừa ở bên nào là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, vì đau bụng thông thường và đau ruột thừa có triệu chứng tương tự nhau. Bài viết dưới đây Huy Mai chia sẻ cho mọi người thông tin về vị trí đau ruột thừa cũng như dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Đau ruột thừa là gì?

Đau ruột thừa là gì- Ruột thừa nằm ở đâu
Đau ruột thừa là gì? Ruột thừa nằm ở đâu?

Ruột thừa là một túi nhỏ gắn liền với ruột, nằm ở bụng dưới bên phải. 

Đau ruột thừa (viêm ruột thừa) xảy ra khi bộ phận này bị viêm tắc nghẽn, khiến không gian lòng ruột bị thu hẹp, gây cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới bên phải. 

Viêm ruột thừa cấp tính có nguy cơ chặn lưu lượng máu, là tình trạng khẩn cấp cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Nếu viêm không được điều trị kịp thời, ruột thừa có nguy cơ bị vỡ, khiến vi khuẩn tràn vào khoang bụng, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Đau ruột thừa ở bên nào? Đau ruột thừa có nguy hiểm hay không?

Vị trí đau ruột thừa- Đau ruột thừa nằm ở bên nào
Vị trí đau ruột thừa ở đâu? Đau ruột thừa nằm ở bên nào?

Đau ruột thừa và đau bụng thông thường có thể khó phân biệt vì chúng có những triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, đau ruột thừa thường xuất hiện âm ỉ ở giữa hoặc bên phải bụng. Sau đó, cảm giác đau đớn khó chịu trở nên rõ ràng hơn, lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Trường hợp người bệnh thấy đau bên trái, nguy cơ cao dấu hiệu viêm đã lan đến phúc mạc và niêm mạc của khoang bụng

Đau ruột thừa là căn bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây viêm ở ruột thừa sẽ xâm nhập vào máu, biến chứng này tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.

  • Vỡ – thủng ruột thừa: Đa số người bị viêm ruột thừa sẽ gặp biến chứng này. Vỡ hay thủng ruột thừa gây ra áp xe xung quanh ruột thừa thậm chí là nhiễm trùng khắp màng bụng (lớp lót trong của ổ bụng và bộ phận vùng chậu). 

  • Bị tắc ruột: Khi ruột thừa bị viêm, các cơ thuộc thành ruột cũng ngừng hoạt động vì vậy mọi thành phần bên trong ruột bị tích tụ lại mà không được đẩy đi. Khi chứa quá nhiều dịch trong ruột, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn. Biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Các dấu hiệu đau ruột thừa dễ nhận biết

Cơn đau do viêm ruột thừa gây ra thường bắt đầu với dấu hiệu quặn nhẹ ở vùng bụng trên hoặc rốn, sau đó di chuyển xuống phần tư phía dưới bụng phải. Các triệu chứng điển hình có thể kể đến như:

  • Cơn đau bắt đầu một cách đột ngột.
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ho hoặc di chuyển.
  • Đau dữ dội khiến người bệnh mất ngủ.
  • Triệu chứng đau đớn tiến triển nghiêm trọng chỉ trong vòng vài giờ.

Một số triệu chứng khác có thể gặp phải gồm:

  • Ăn không ngon.
  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Vùng bụng sưng bất thường.
  • Sốt nhẹ.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Nhu cầu đi tiểu cao.

Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu táo bón và nghi ngờ bị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ. Những phương pháp này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là vỡ ruột thừa.

Nguyên nhân gây đau ruột thừa

Cho đến nay, nguyên nhân của viêm ruột thừa vẫn chưa được hiểu rõ. Một yếu tố nào đó có thể gây ra tình trạng viêm (kích ứng và sung huyết) hoặc nhiễm trùng trong ruột thừa của bạn. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Chấn thương.
  • Sự tắc nghẽn ở phần mở nơi ruột thừa kết nối với ruột.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Sự tăng trưởng bên trong ruột thừa

Các cách chữa trị bệnh đau ruột thừa

Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của bệnh đau ruột thừa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh có thể là phương pháp điều trị duy nhất cho viêm ruột thừa.
  • Dẫn lưu áp xe: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp áp xe hình thành trong ổ bụng. Thủ tục có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật hoặc sử dụng kim và ống thông. Để ngăn chặn nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh trước và sau khi dẫn lưu áp xe.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp luôn được khuyến nghị trong điều trị viêm ruột thừa và khối u ruột thừa. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở hoặc mổ nội soi.

Biện pháp phòng ngừa đau ruột thừa

Đau ruột thừa do viêm được cho là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát. Do đó, các biện pháp phòng tránh tuyệt đối dường như không tồn tại. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy thói quen ăn thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu…) và từ bỏ hút thuốc lá có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Rau, củ xanh: Các loại rau màu xanh sẫm là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu bởi có chứa nhiều chất xơ, ví dụ các loại rau cải có tác dụng lớn trong việc trung hòa một số độc tố bên trong ruột. Ngoài ra, đậu, củ cà rốt, củ khoai tây cũng chứa hàm lượng chất xơ lớn tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Tỏi: Tỏi là loại gia vị có công dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm đau rất tốt.

  • Các loại trái cây: Trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ. Đặc biệt chất xơ có thể làm sạch được các tạp chất trong ruột giúp ruột được sạch một cách tự nhiên.

  • Nghệ và chanh: Đây là hai loại thực phẩm có thể chống viêm nhiễm, giảm đau, tiêu viêm.

Kết luận

Mong rằng qua thông tin chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn biết được đau ruột thừa ở bên nào, cũng như nếu có biểu hiện của đau bụng mà chưa thể xác định được là có phải đau ruột thừa hay không thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm: Cách Trị Đau Bụng Quặn Từng Cơn Trên Rốn Cho Những Ai Chưa Biết

Xem thêm: Top 9 cách làm hết đau bao tử ngay lập tức bạn cần biết

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Dược sĩ Long Lanh

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ