Lá lốt là loại rau thường được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn bổ dưỡng hằng ngày. Việc bầu ăn lá lốt được không là thắc mắc của khá nhiều bà bầu.
Bởi khi mang thai việc ăn uống như thế nào là rất quan trọng, các bà bầu cần phải cẩn thận hơn. Cùng Huy Mai xem bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi bầu ăn lá lốt được không?
Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn lá lốt được không?

Lá lốt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi nên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, lá lốt có khả năng chống loét, chống viêm, tốt cho hệ tim mạch, bảo vệ chức năng gan, ngăn ngừa tiểu đường và nhiều lợi ích khác nữa.
Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng làm sạch và vệ sinh răng miệng. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng lá lốt chống lại các hóa chất độc hại, ăn điều độ còn làm giảm sự phát triển của các khối u.
Vậy bầu ăn lá lốt được không? thì câu trả lời là có, vì theo Đông y lá lốt có tính ấm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu.
Có thể mẹ cần tìm hiểu:
- Cốm Lợi Sữa Là Gì? Review Top 8 Cốm Lợi Sữa Tốt Nhất Hiện Nay
- Bổ sung viên sắt cho bà bầu như thế nào thì an toàn?
Lợi ích của lá lốt đối với sức khỏe bà bầu
Lá lốt đem lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe bà bầu, cụ thể như sau:
Giảm nguy cơ táo bón cho bà bầu

Táo bón là triệu chứng thường gặp khi mang thai do phải bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé nên dễ bị táo bón. Vì vậy, để hạn chế bị táo bón mẹ bầu có thể thêm lá lốt vào thực đơn hàng ngày.
Lá lốt giúp bà bầu trong việc trị ho

Dùng thuốc khi mang thai rất nguy hiểm nên cần hạn chế sử dụng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lá lốt được biết đến là phương pháp dân gian trị ho hiệu quả.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong lá lốt có hơi nồng, tình ấm có tác dụng tốt để giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi thường gặp ở bà bầu..
Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng
Nhiều mẹ bầu bị chảy máu chân răng cũng có thể bổ sung lá lốt để giảm thiểu tình trạng này.
Giúp da sáng khỏe
Trong giai đoạn thai kỳ, hormone Estrogen tăng lên khiến làn da phụ nữ mang thai dễ nổi mụn, thâm nám và da sạm. Lá lốt có thành phần flavonoid giúp da ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây mụn, đồng thời, có vitamin C có tác dụng kháng viêm, làm sáng da. Nhờ đó, làn da của bà bầu sẽ được cải thiện hơn.
Cải thiện tình trạng đau nhức
Khi mang thai, mẹ bầu thường gặp tình trạng đau nhức cơ thể. Chủ yếu tập trung tại các khu vực vùng lưng, bụng dưới, xương hông,… Nguyên nhân do kích thước bào thai dần lớn lên chèn ép lên các dây thần kinh, ảnh hưởng đến xương khớp.
Chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, flavonoid giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 – cấu tạo chính của sụn khớp.
Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm
Khi mang thai, nội tiết tố của bà bầu có những thay đổi về nồng độ như hormone progesterone, estrogen tăng lên,… Điều này khiến cho hệ miễn dịch thường yếu hơn bình thường, dễ dẫn đến bệnh cảm cúm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
Lá lốt có tính cay ấm và chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các loại virus, vi khuẩn. Vitamin C trong lá lốt góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, ăn các món từ lá lốt có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm.
Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
Khi mang thai, bà bầu còn có nguy cơ ra nhiều khí hư, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm âm đạo. Nấu lá lốt để rửa vùng kín có thể là một bài thuốc để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với một số trường hợp viêm nhiễm nặng, các bác sĩ cần lên phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Các lưu ý khi dùng lá lốt cho bà bầu
Lá lốt rất tốt với sức khỏe bà bầu nhưng cần phải dùng đúng cách, dưới đây là lưu ý khi dùng lá lốt cho bà bầu:
- Chỉ ăn lá lốt đã nấu chín hoặc đã qua chế biến: Bà bầu tuyệt đối không ăn lá lốt sống do có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt lá rất dễ gây nhiễm khuẩn, đau bụng.
- Chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần/tuần: trong lá lốt có tính nhiệt nếu thường xuyên ăn sẽ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể, dễ gây nóng trong và có nhiều tác dụng phụ.
Vì vậy, dù lá lốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe thì các mẹ nên ghi nhớ đây chỉ là thảo dược có tính hỗ trợ, không phải thuốc chữa bệnh nên không được sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Trong khi mang thai nếu xuất hiện triệu chứng khó chịu hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị dứt bệnh.
Gợi ý các món ăn từ lá lốt giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Để không bị nhàm chán, các mẹ có thể tham khảo một số món ăn từ lá lốt dưới đây để đảm bảo thực đơn phong phú:
- Thịt bò hoặc lươn xào lá lốt
- Canh thịt bỏ lá lốt
- Chả lá lốt
- Canh cá lóc lá lốt
- Lá lốt luộc chấm mắm tỏi gừng
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi bầu ăn lá lốt được không? và những lưu ý khi dùng lá lốt. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ đang mang thai. Hơn thế, mang thai là giai đoạn quan trọng nên các mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống của mình. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Về tác giả
Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.