Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Tháng Cuối Là Dấu Hiệu Chuyển Dạ Hay Cảnh Báo Nguy Hiểm?

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Tháng Cuối Là Dấu Hiệu Chuyển Dạ Hay Cảnh Báo Nguy Hiểm?

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là như thế nào
Đánh giá bài viết

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là dấu hiệu chuyển dạ hay cảnh báo nguy hiểm? Hầu hết phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng tiêu chảy vào những tháng cuối thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giải đáp vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu thêm thông tin được biên tập bởi dược sĩ Huy Mai dưới đây. 

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Tháng Cuối Là Dấu Hiệu Chuyển Dạ Hay Cảnh Báo Nguy Hiểm?

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là dấu hiệu chuyển dạ hay cảnh báo nguy hiểm

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc cảnh báo nguy hiểm, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của tình trạng này. Nếu bị tiêu chảy ở tuần thai thứ 38, đó là dấu hiệu cho thấy hormone đang thay đổi và quá trình chuyển dạ có thể sắp xảy ra.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày, kèm theo các triệu chứng khác nhau như đau bụng dữ dội, sốt rét, mất nước, thiếu dinh dưỡng,…thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất nước, đau bụng,… Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng sẽ bị tiêu chảy vào tháng cuối, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống.

Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối có thể kể đến như:

  • Nội tiết tố thay đổi: Giai đoạn tháng cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở, hormone prostaglandin được sản sinh nhiều hơn. Hormone này có khả năng làm cho nhu động ruột tăng, thúc đẩy ruột mở ra để loại bỏ hết các chất thải có trong đó dẫn đến tiêu chảy.
  • Trở nên nhạy cảm với một số món ăn, nguồn gốc thức ăn: Cơ thể nhạy cảm với một số loại thức ăn khiến mẹ bầu dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng. Bà bầu cũng có thể bị tiêu chảy do ăn đồ ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh; hoặc ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Do dị ứng với sữa bầu: Dị ứng sữa bầu có thể xuất hiện ở thời điểm gần sinh, mặc dù trước đó mẹ không bị. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối.
  • Sử dụng nhiều vitamin: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải sử dụng các loại vitamin để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Nhưng việc dùng sai cách hoặc lạm dụng vitamin có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn dạ dày dẫn đến tiêu chảy, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như gan, thận,…
  • Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, tác dụng phụ từ thuốc, bệnh nền trước khi mang thai (viêm loét đại tràng, hội chứng kích thích ruột…).

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối phải làm sao?

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối cần làm gì
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối cần làm gì để không gây ảnh hưởng đến con

Để khắc phục tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối cần tuân theo những lời khuyên sau:

  • Uống nhiều nước để giữ cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.

Khi mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy mà số lượng lần đi tiêu phân lỏng tăng cao trong một ngày, việc quan trọng nhất cần thực hiện là duy trì bổ sung nước cho cơ thể. Do tiêu chảy có thể làm cơ thể mất nước nghiêm trọng. Nếu mất nước quá nhiều, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và thậm chí tính mạng của mẹ. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước dừa, nước gạo, nước chanh, nước cam hoặc các loại nước trái cây khác.

  • Ăn các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ và chất dinh dưỡng.

Có những thức ăn có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn, vì vậy khi gặp tình trạng này mẹ nên cân nhắc, cẩn thận với nguồn thức ăn của mình. Hạn chế ăn đồ chiên, thực phẩm cay, chất béo, sản phẩm sữa và sữa và tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chua hoặc có chứa đường lactose.

  • Hạn chế sử dụng thuốc chống tiêu chảy hoặc các loại thuốc khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Không nên sử dụng thuốc trị tiêu chảy mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu cần thiết, mẹ bầu có thể dùng các loại probiotic để cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày hoặc có các triệu chứng nguy hiểm khác, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi.

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày, tùy vào từng mức độ. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu hơn bình thường, dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công vào hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Mẹ bầu bị tiêu chảy dễ bị mất nước và ăn uống khó khăn, về lâu dài có thể làm thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

Đây là triệu chứng phổ biến và thường sẽ tự biến mất nếu mẹ bầu ăn đúng loại các thực phẩm và giữ đủ nước. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, virus Rota thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai. 

   • Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối ở mức độ nhẹ: Tiêu chảy kéo dài vài ngày, khiến mẹ bầu bị đau nhẹ hoặc dữ dội, mệt mỏi, chán ăn làm giảm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và gia tăng nguy cơ thai chết lưu.

   • Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối ở mức độ nặng: Tiêu chảy diễn ra lâu hơn với các dấu hiệu nôn mửa, đau bụng dữ dội, tử cung co bóp nhiều làm cho mẹ bầu bị mất nước, suy nhược cơ thể, nguy hiểm hơn là sảy thai.

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nên đi khám không?

Điều này phụ thuộc vào tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu. Nếu mẹ bị tiêu chảy nhẹ và không kéo dài, mẹ có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa, và tránh sử dụng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ. Nhưng nếu mẹ bị tiêu chảy nặng, kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, sốt rét, mất nước, thiếu dinh dưỡng,… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mẹ cũng nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 2 – 3 ngày hoặc có các dấu hiệu bất thường khác. Không nên chủ quan với tình trạng tiêu chảy ở tháng cuối thai kỳ vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối. Dù ở mức độ nào khi gặp phải tình trạng tiêu chảy, tốt nhất là mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và thai nhi được an toàn. 

Thường xuyên truy cập Website nhathuochuymai.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe mẹ nhé.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Dược sĩ Chung Hiếu

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ