Trà sữa là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, thơm và dễ uống nhất là các mẹ bầu thế hệ Gen Z. Vậy Bà bầu có uống trà sữa được không? chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1.Bà bầu có uống trà sữa được không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu quan tâm, thì mình xin trả lời là “Có”, nhưng mà các bà bầu chỉ nên uống vừa phải. Bởi đấy không phải là thức uống lành mạnh.
Trường hợp bà bầu thèm trà sữa thì vẫn có thể uống 1-2 ly/tháng nhưng vẫn nên hạn chế tối đa nhất có thể. Nếu uống quá nhiều trà sữa mà đặc biệt là những loại trà sữa được pha chế từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc có thể sẽ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bà bầu uống trà sữa bao nhiêu một ngày là được?
Theo Hiệp Hội sản phụ khoa Hoa Kì (ACOG), tiêu thụ một lượng Caffeine vừa phải sẽ không liên quan đến nguy cơ xảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang bầu. Lượng caffeine có thể tiêu thụ trong một ngày không quá 200mg. Một cốc trà sữa khoảng 500ml có chứa trung bình từ 130 – 140mg caffeine. Nếu không uống quá nhiều và không uống kèm các loại đồ uống có chứa caffeine khác thì việc uống trà không gây hại đến mẹ và bé.
Tuy nhiên, nó chỉ đúng khi mẹ uống trà sữa có nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu an toàn và đảm bảo vệ sinh. Lưu ý trong trà sữa có hàm lượng đường cực kì cao, các thành phần như pudding, trân châu,… không có hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kì. Trung bình một ly trà sữa khoảng 340 calo, mẹ bầu phải cân đối lượng calo nạp vào cơ thể để không bị tăng cân quá nhanh và tránh trường hợp bị tiểu đường thai kì.
2.Trà sữa có ảnh hưởng như thế nào với bà bầu?

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu nên hạn chế uống trà sữa để tránh nguy cơ thiếu sắt, cơ thể mệt mỏi, thai nhi sinh ra có thể bị nhẹ cân… Trong giai đoạn thai kỳ đã ở tuần thứ 9. Nếu tiêu thụ caffeine quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai hoặc sinh non. Lượng caffeine mẹ bầu được cho phép tiêu thụ là dưới 200mg trong ngày. Bà bầu uống trà sữa cộng thêm ăn các loại hoa quả, các loại sữa và các loại thức uống khác cũng chứa đường nữa thì lượng đường của mẹ nạp vào trong một ngày là quá cao.
Nếu bà bầu hấp thụ nhiều đường thì dễ gây tiểu đường thai kỳ và gây béo phì. Trung bình một ly trà sữa 473ml có chứa từ 34 – 45g đường tùy từng loại. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 25g trong một ngày. Như vậy, lượng đường trong một ly trà sữa 500ml cao gấp 2 đến 3 lần lượng đường cần thiết cho cơ thể.
Việc uống trà sữa nhiều sẽ gây ra tiểu đường thai kỳ có thể khiến bà bầu sinh non, huyết áp cao, sảy thai, béo phì, ung thư và tổn thương gan thận. Thai nhi thì có thể bị dị tật, gãy xương.
Ở giai đoạn này cơ thể bà bầu đều ở mức cao và nóng người cần bổ sung nhiều nước hơn với lúc bình thường. Trà sữa nó cũng chứa nước nhưng các nước này thì không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho mẹ bầu và khi mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa sẽ không có nhu cầu uống nước dẫn đến thiếu nước sẽ gây ra ảnh hưởng đến tế bào não của thai nhi.
Ngoài ra trà sữa sẽ làm giảm quá trình hâp thụ sắt của bà bầu, bởi vì các axit béo ở trong trà sữa sẽ cấu thành ở trong dạ dày sẽ giảm hấp thụ các chất là sắt. Gây cho mẹ bầu các tình trạng như là tụt huyết áp, thiếu máu, thiếu sắt, trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao, suy giảm thể chất, và thai nhi thì dễ bị sinh non.
Trong trường hợp trà sữa không được pha chế đúng quy trình và không hợp vệ sinh thì sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Thời gian thai kỳ, cơ thể bà bầu vô cùng nhạy cảm, nếu bị ngộ độc có thể mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi. Các bà bầu nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc và sự an toàn của ly trà sữa thì mới uống nhé.
3. Bà bầu uống trà sữa như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?
- Khi uống trà sữa, các mẹ nên giảm lượng đường xuống dưới 30% hoặc tốt nhất là không đường, không nên bỏ siro và trân châu.
- Không nên uống trà sữa quá lạnh mà hãy uống nóng hoặc không đá.
- Chỉ nên uống dưới 500ml trà sữa để đảm bảo lượng caffein không vượt mức cho phép.
- Thiếp lập chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng để cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.
- Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như các loại hạt, phô mai, cá, cà chua và các loại đậu…
- Để đảm bảo sự an toàn và kiểm soát được lượng đường, các mẹ bầu có thể tự pha chế trà sữa tại nhà.
4.Ngoài trà sữa, bà bầu nên uống những loại thực phẩm nào cho tốt?

Trong thời gian mang thai nếu bà bầu lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn muốn uống các loại trà thì nên tìm kiếm các loại trà lành mạnh như:
+ Trà hoa cúc có tác dụng tốt cho bà bầu, có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu giấc, làm giảm co thắt cho mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng chuột rút.
+ Trà bạc hà cũng là một loại đồ uống mang nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Nó sẽ làm mát cơ thể cho mẹ bầu, giảm đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu.
+ Trà tinh dầu chanh uống vào mỗi buổi sáng sớm sẽ kích thích hệ thần kinh hoạt động để mẹ bầu thư giản, giảm căng thẳng và khiến tinh thần mẹ thêm phấn khích.
+ Thay vì uống trà sữa thì mẹ bầu có thể tự làm cho mình một ly trà gừng thơm ngon và tốt cho sức khỏe vào giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi, các mẹ bầu nên uống trà gừng nóng vào buổi sáng. Điều này sẽ khiến cho cơ thể các mẹ cảm thấy thoải mái, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và điều trị tình trạng thai nghẽn, buồn nôn rất là hiệu quả.
+ Ít ai biết trà lá mâm xôi, giảm nguy cơ sinh non hiệu quả giúp tăng độ vững chắc của tử cung nên trà lá mâm xôi được coi là thảo dược bảo vệ cho sức khỏe của bà bầu.
+ Nếu mẹ bầu lo lắng về vấn đề thiếu sắt thì trà đậu đỏ sẽ là thức uống không nên bỏ qua. Bởi vì đậu đỏ có chứa hàm lượng sắt tương đối lớn. Không những vậy, đậu đỏ còn tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại sữa hạt, ngũ cốc hoặc là các loại nước ép trái cây, các loại sữa tươi đều rất tốt cho sức khỏe. Nhưng các mẹ bầu đừng quên là phải bổ sung nhiều nước hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Như vậy các việc Bà bầu uống trà sữa được không khi thông qua tìm hiểu về những tác hại không tốt của loại đồ uống này đối với sức khỏe mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là các mẹ bầu nên hạn chế tối đa uống trà sữa trong thai kỳ. Và để tốt cho sức khỏe hãy uống các loại trà và các thực phẩm ở trên để có sức khỏe tốt hơn và giảm tình trạng mệt mỏi, vất vả khi mang thai.
Về tác giả
Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.