Với sản phẩm như thuốc tây thì nhiệt độ, độ ẩm bảo quản luôn có những yêu cầu khắt khe nhất định. Đó chính là lý do chúng ta cần biết phải biết về nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP đúng chuẩn để không ảnh hưởng đến thuốc.
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến bảo quản thuốc như thế nào?

Độ ẩm ảnh hưởng đến thuốc: Độ ẩm không khí cao dễ làm ẩm mốc, vón cục hay làm loãng một số loại thuốc dạng viên, dạng bột và dạng siro. Độ ẩm cao còn có thể phá huỷ các loại thuốc có bản chất là enzym như men tiêu hoá hoặc làm mất tác dụng của thuốc.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới thuốc: Nhiệt độ phòng bảo quản thuốc cao khiến cho một số phản ứng hoá học diễn ra nhanh hơn, gây hư hỏng thuốc. Chưa hết, nhiệt độ cao khi kết hợp với độ ẩm sẽ là điều kiện thuận lơi cho vi sinh vật phát triển, khiến quá trình hư hỏng thuốc xảy ra nhanh hơn. Nhiệt độ không khí thấp có thể khiến một số loại thuốc bị kết tủa
Nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP bao nhiêu là chuẩn?

Vậy, câu hỏi được đặt ra chính là: “Nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP bao nhiêu là chuẩn?” Câu trả lời đó chính là:
Theo Bộ Y Tế: Quy định về nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP như sau:
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ môi trường bảo quản dưới 30 độ C, độ ẩm dưới 75%.
- Các thiết bị bảo quản mát (hoặc tủ lạnh) có nhiệt độ từ 8 đến 15 độ C, yêu cầu bảo quản lạnh từ 2 – 8 độ C.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các điều kiện về nhiệt độ độ ẩm của nhà thuốc với mỗi loại kho đựng thuốc cụ thể như:
- Kho lạnh: Nhiệt độ tối đa là 8 độ C
- Tủ lạnh: Nhiệt độ lý tưởng nhất khoảng 2-8 độ C
- Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá – 10 độ C.
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 độ C là hợp lý
- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ duy trì từ 15-25 độ C. Nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C tùy trong từng khoảng thời gian.
Một số dạng thuốc điều kiện bảo quản cụ thể như sau:
- Thuốc dạng viên, nang: Cần để trong hộp kín, không tiếp xúc với ánh sáng.
- Thuốc tiêm, vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản khoảng 2 đến 8 độ C, độ ẩm dưới 70%. Loại thuốc đặc biệt như Keytruda (thuốc miễn dịch điều trị ung thư) cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trên ngay cả trong quá trình vận chuyển.
- Insulin: Khi chưa mở nắp có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sau khi mở nắp cần bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Thuốc dạng siro: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đa số các loại thuốc siro chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tuần từ khi mở nắp.
Như vậy, việc nắm rõ tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm trong bảo quản thuốc tại kho đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc, nâng cao giá trị của thuốc khi đến người dùng.
Cách để bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP
Căn cứ theo nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP ở trên, ta có cách bảo quản thuốc như sau:
Yêu cầu về vật tư thiết bị bảo quản
Vật tư thiết bị bảo quản là yếu tố quan trọng trong việc bảo quản các sản phẩm thuốc tại nhà thuốc.
Các thiết bị bảo quản thuốc
Để bảo quản thuốc có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cần có:
- Tủ, kệ đựng thuốc trơn, dễ vệ sinh
- Đèn đủ sáng để đảm bảo không nhìn nhầm thuốc
- Trang bị các thiết bị, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy định
- Cần có các thiết bị theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tự động, hoặc tự ghi với tần suất kiểm tra phù hợp.
Dụng cụ và bao bì lẻ
Dụng cụ và bao bì lẻ là yếu tố khá quan trọng cần được quan tâm
- Sử dụng các bao bì có liên quan trực tiếp tới thuốc.
- Không sử dụng sử dụng các bao bì lẻ chứa nội dung quảng cái của các loại thuốc khác để đựng thuốc.
- Chú ý về các loại thuốc dùng ngoài nên được đựng trong bao bì phù hợp
Lưu ý vấn đề ghi nhãn
Cuối cùng là việc ghi nhãn thuốc, việc này không kém phần quan trọng trong quá trình bảo quản thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi bán lẻ, nếu thuốc không đựng trong bao bì ban đầu của nó thì người bán cần phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ cũng như liều lượng và cách dùng trong trường hợp không có đơn thuốc.
- Đối với thuốc theo toa, người bán cần ghi đầy đủ thông tin thuốc như khi bán lẻ. Ngoài ra cần bổ sung thêm ngày sản xuất, hạn dùng, tên người bệnh, thông tin cơ sở pha chế cũng như các cảnh báo an toàn đối với trẻ em.
Thực hiện bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP
Để đảm bảo chất lương thuốc, cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Duy trì các điều kiện bảo quản thường xuyên và liên tục.
- Bảo quản các loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ ở các kho lạnh hoặc tủ lạnh, thuốc nhạy cảm với ánh sáng được bảo quản trong bao bì kín, ánh sáng không thể truyền qua.
- Giữ nguyên vẹn bao bì thuốc trong toàn bộ quá trình bảo quản.
- Bảo quản riêng biệt các loại thuốc đặc biệt như: thuốc độc, thuốc gây nghiện,…
- Kiểm tra định kỳ số lượng thuốc trong kho, kiểm tra số lô và hạn sử dụng thường xuyên, đảm bảo sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO và FIFO.
- Các sản phẩm hết hạn cần được bảo quản ở vị trí riêng, dán dãn chờ xử lý.
Theo dõi và giám sát nhiệt độ độ ẩm trong quá trình bảo quản thuốc

Có 2 cách theo dõi và giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thuốc:
1.Theo dõi nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP bằng nhân lực hiện có
– Kiểm tra tối thiểu 2 lần / ngày
– Ghi chép các số liệu theo dõi và điều kiện bảo quản
– Có thiết bị cảnh báo kịp thời về các sự cố hay sai lệch các thông số nhiệt độ và độ ẩm
Tuy nhiên, đối với phương pháp này không được ưu tiên nhiều vì còn một số nhược điểm sau:
- Cần nhân lực, mất thời gian ghi chép và tổng hợp;
- Chỉ ghi được giá trị tại thời điểm kiểm tra, chưa phản ảnh được toàn bộ thời gian bảo quản;
- Không thể kịp thời phát hiện sự cố phát sinh
2. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc GPP bằng phần mềm
Với những yếu tố bất tiện do kiểm tra bằng nhân lực ở trên, đó chính là lý do chúng ta cần ứng dụng công nghệ giám sát và cảnh báo để hỗ trợ cho công tác quản lý thuốc. Ưu điểm của phương pháp này chính là:
- Giám sát các thông số nhiệt độ và độ ẩm thuận tiện thông qua app di động hay trình duyệt web.
- Cảnh báo ngay khi xảy ra vấn đề phát sinh.
- Toàn bộ dữ liệu về bảo quản thuốc sẽ được lưu lại.
- Xuất ra các báo cáo từ xa qua internet.
Bảo quản thuốc luôn là việc quan trọng trong nhà thuốc GPP. Trên đây là tất cả thông tin quan trọng về nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc GPP và cách theo dõi nhiệt độ đúng chuẩn. Mong rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn.