Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn cho người mẹ. Vậy nguyên nhân tắc tia sữa gây đau ngực là do đâu và cần làm gì khi mẹ bỉm bị tắc tia sữa. Sau đây Nhà Thuốc Huy Mai mời bạn đọc xem chi tiết bài viết sau đây
Nguyên nhân tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân tắc tia sữa như sau:
- Mới sinh con
Mẹ mới sinh con dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Nguyên nhân là do sữa tích tụ nhiều trong thời gian dài trong bầu ngực nhưng không được bé bú hoặc bị tắc dịch dẫn đến không chảy ra ngoài được. Việc ứ đọng sữa này sẽ khiến vú bị căng cứng, đau nhức và gây sốt nhẹ, cần sớm làm thông tắc để bé có thể bú sữa.
- Sữa mẹ dư thừa
Lượng sữa của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Trường hợp sữa mẹ về quá nhiều mà bé bú không hết sẽ dẫn đến dư thừa. Nếu mẹ không hút phần sữa dư thừa ra ngoài thì sẽ gây tắc nghẽn tia sữa.

- Con bú sữa mẹ không đúng cách
Khi bé không ngậm vú mẹ đúng cách, sữa không thể chảy ra ngoài nhiều, thay vào đó có thể tồn đọng lại trong bầu ngực. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tắc tia sữa.
- Ngực chịu áp lực
Mẹ đang cho con bú thì kích thước bầu ngực sẽ lớn hơn bình thường. Nhiều mẹ không thay đổi áo ngực mặc áo quá chật hoặc là khi mang địu con trước ngực cũng sẽ khiến bầu ngực chịu áp lực lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên
Do nguyên nhân công việc hoặc sức khỏe, mẹ có thể không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc tuyến sữa.
- Mẹ bị stress
Tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, trong đó có việc sản xuất sữa. Do vậy, nếu mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài không được giải quyết, quá trình sản sinh hormone oxytocin sẽ bị ảnh hưởng, khiến việc giải phóng sữa ở vú gặp vấn đề.
Triệu chứng của tắc tia sữa gây đau ngực sau khi sinh

Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ mà tắc tia sữa có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết chị em bị tắc tia sữa đều có những biểu hiện như:
- Sữa cũng tiết ra ít hơn, thậm chí không tiết sữa nữa kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Ngực luôn trong trạng thái căng cứng, nóng ran.
- Bầu ngực của mẹ bắt đầu xuất hiện những cục cứng, gồ ghể, có kích thước khác nhau, sờ vào cảm thấy đau nhức.
- Ngực căng cứng kèm cảm giác đau nhức.
Tắc tia sữa có thể được cải thiện ngay nếu mẹ cho bé bú nhiều hoặc hút sữa bằng máy. Tuy nhiên, nếu để lâu, tình trạng này có thể khiến mẹ bị sốt, mệt mỏi,… lượng sữa của mẹ giảm hẳn hoặc thậm chí mất sữa.
Làm gì khi bị tắc tia sữa gây đau ngực ở mẹ bỉm?
Tắc tia sữa không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa nuôi lớn bé yêu. Tắc tia sữa kéo dài không được xử lý sẽ trở thành viêm nhiễm nặng, hình thành áp xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân dạng tiêm hoặc uống. Vì thế sản phụ cần tìm ngay cách chữa tắc tia sữa để giải quyết vấn đề này.
Dưới đây là những cách điều trị tắc tia sữa tại nhà rất hiệu quả như:
- Cho bé bú thường xuyên để không bị tắc tia sữa
Mẹ hãy cho bé bú liên tục nhằm khơi thông tia sữa. Khi cho bé bú mẹ nên đổi tư thế bú khác nhau vì mỗi tư thế sẽ tác động mạnh mã tới một số tia sữa khác nhau khiến càng nhiều tia sữa nhận được lực hút mạnh nhất từ đó thông tia.
- Cách giảm tắc tia sữa tại nhà bằng massage
Một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả đó là dùng tay massage bầu ngực. Mẹ dùng 5 ngón tay chụm về uanh quầng núm hoặc 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng hai bên ngực. Động tác massage không cần quá mạnh mẽ mà chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn lên những vùng bị tắc. Khi massage, mẹ nên massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.

- Cách giảm tắc tia sữa bằng lược
Đây là một mẹo dân gian được nhiều người truyền lại, cho rằng có hiệu quả thật sự trong việc chữa tắc tia sữa. Khi bị tắc tia, mẹ hãy dùng lược dày và chải đều lên hai bầu ngực, chải từ trong ra ngoài để giúp khơi thông tia sữa đang bị tắc.
- Giảm tắc tia sữa bằng cách chườm nóng
Dùng khăn xô nhúng nước ấm để đắp lên ngực hoặc dùng chai thủy tinh đổ nước ấm vào lăn qua lại bầu ngực. Lưu ý là chỉ dùng nước ấm để tránh bị bỏng
Ngoài ra, chị em có thể tắm nước ấm, đặc biệt là tắm vòi hoa sen và cho xả trực tiếp lên ngực cũng đem lại hiệu quả không kém. Khi tắm hãy massage nhẹ nhàng bầu ngực để tăng tính hiệu quả.
- Sử dụng hành tím để giảm tắc tia sữa
Đây cùng là một mẹo dân gian được nhiều mẹ áp dụng và cho hiệu quả cao. Việc thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy hành tím rồi cắt lát, sau đó áp lên hai bầu ngực, trừ phần đầu ti ra. Đắp xong, bạn lấy khăn giấy mềm phủ lên rồi băng lại.
Ngày đắp hai lần kết hợp massage vùng ngực thì tình trạng tắc tia sữa sẽ được khắc phục sau khoảng 4 ngày thực hiện.

- Uống nước lá để giảm tắc tia sữa
Lá bồ công anh và lá đinh lăng là hai loại lá rất tốt trong việc khơi thông tia sữa, chữa tắc tia sữa hiệu quả.
Mẹ chỉ cần hái lá bồ công anh và lá đinh lăng, rửa sạch rồi nấu với nước uống thay nước lọc hàng ngày. Lưu ý là bạn nên uống khi còn ấm để tăng tính hiệu quả. Nếu không có lá tươi, bạn có thể dùng lá khô để nấu nước uống.
- Xử lý tắc tia sữa bằng lá mít
Lá mít cũng là một nguyên liệu giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các bà đi trước, phụ nữ nếu bị tắc tia sữa thì hãy lấy 18 lá mít đem hơ nóng rồi đặt lên mỗi bên ngực 9 lá. Lưu ý là chị em nên đặt vào chỗ nào cứng nhất vì chỗ đó chính là vị trí tắc tia.
Sau khi đắp lá mít, hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng rồi ấn mạnh xem có thấy tia sữa chảy ra không. Làm liên tục đến khi có sữa thì cho bé bú ngay để giúp khơi thông tia sữa. Bé bú xong, bạn vẫn tiếp tục massage bầu ngực để tia sữa được thông hoàn toàn.
- Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ
Với cách này, mẹ chỉ cần lấy quả đu đủ còn non về cắt thành lát mỏng rồi hơ nóng. Sau đó đắp lên bầu ngực sẽ giúp thông tắc tia sữa một cách nhanh chóng và an toàn.

- Xử lý tắc tia sữa bắng cách sử dụng xôi nếp
Sử dụng xôi nếp để chữa tắc tia sữa là cách được nhiều mẹ áp dụng. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn lấy xôi nếp nóng cho vào khăn vải rồi buộc lại và chườm lên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong. Chỗ nào cứng mẹ chườm lâu hơn để sữa được thông.
- Chữa tắc tia sữa bằng men rượu
Một cách chữa tắc tia sữa rất hay nữa là sử dụng men rượu. Mẹ mua men rượu về và giã nát. Sau đó cho thêm ít rượu trắng cho men mềm ra rồi lấy đắp lên ngực và ủ khăn lại. Sau khi đắp thì mẹ xoa bóp liên tục. Mẹo này cần phải kiên trì đều đặn để đem lại hiệu quả cao. Nếu thực hiện đúng không những tia sữa được khơi thông mà sữa cũng về nhiều hơn.

- Xử lý tắc tia sữa với lá bắp cải
Một cách chữa tắc tia sữa nữa được nhiều mẹ truyền tai nhau đó là dùng lá bắp cải. Bắp cải mẹ tách riêng từng lá, đem rửa sạch để ráo. Sau đó, đem hơ nóng rồi đắp lên ngực. Khi lá bớt nóng thì bạn lại đem hơ rồi đắp tiếp. Khi đắp lá, hãy xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực rồi ấn mạnh xem có tia sữa chảy ra không. Làm liên tục như vậy cho đến khi tia sữa được khơi thông hoàn toàn.
- Sử dụng máy hút sữa để giảm tắc tia sữa
Ngày nay, máy hút sữa dường như đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết với các mẹ bỉm sữa. Sử dụng máy hút không chỉ giúp mẹ hút sữa ra bình cho con mà còn là cách xử lý khi bị tắc tia sữa hiệu quả. Máy hút mô phỏng giống như em bé bú mẹ nên sẽ hút cạn được lượng sữa có trong bầu ngực, giúp khơi thông và chữa khỏi tình trạng tắc tia sữa.
Khi hút sữa, mẹ nên bật chế độ massage khoảng 5 phút sau đó chuyển sang chế độ hút. Khi hút được 10 phút mẹ lại quay về chế độ massage 5 phút rồi lại hút. Mỗi cữ hút nên kéo dài từ 20 – 30 phút.

Có thể bạn muốn xem thêm: Máy Hút Sữa Dễ Sử Dụng Không, Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Hút Sữa An Toàn Hiệu Quả
- Sử dụng cao dán để giảm tắc tia sữa
Sử dụng cao dán cũng là cách được nhiều mẹ áp dụng để chữa tắc tia sữa. Các miếng cao dán thường được làm từ thảo dược nên khá an toàn. Chúng có tác dụng làm tan các cục sữa bị vón cục để khơi thông dòng chảy của sữa.
Cao dán chữa tắc tia sữa được bán ở nhiều nơi. Mẹ nên mua ở các hiệu thuốc để đảm bảo độ uy tín.
- Chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô và rau dừa nước
Lá tía tô chắc không xa lạ gì với mọi người nhưng rau dừa điếc chắc chỉ những người ở vùng nông thôn mới biết. Cách thực hiện như sau: Bạn lấy một nắm lá tía tô, ngọn và lá rau dừa nước rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên ngực. Sau đó băng lại để lá khỏi rơi vãi. Mỗi ngày đắp lấy 2 – 3 lần, thực hiện đều đặn sẽ thấy có hiệu quả.
- Sử dụng xơ mướp chữa tắc tia sữa
Theo Đông y, xơ mướp có tính bình, vị ngọt, tác dụng thông kinh lạc và giúp thông tuyến sữa. Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy xơ mướp, bỏ hạt rồi phơi khô. Sau đó, đun xơ mướp với nước rồi uống thay nước lọc.
Ngoài cách trên, nhiều người sử dụng xơ mướp, gai bồ kết, hành tươi để đun với nước uống. Lưu ý nên uống liên tục 2 – 3 ngày để giúp thông tia sữa hoàn toàn.
Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa

Tình trạng tắc tia sữa rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa như sau:
- Sau sinh, nên cho bé bú càng sớm càng tốt và để bé bú liên tục theo nhu cầu của con.
- Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ăn đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thanh mát.
- Uống nhiều nước ấm.
- Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo bão hòa.
- Tránh căng thẳng, lo lắng.
Trên đây là các thông tin hữu ích cho mẹ bỉm nếu gặp phải trường hợp tắc tia sữa và cách giải quyết tại nhà an toàn. Nhà Thuốc Huy Mai hy vọng có thể giúp cho các mẹ bỉm đỡ lo lắng hơn nếu gặp phải tình trạng này.
Về tác giả
Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.