Thuốc Kê Đơn Là Gì? Danh Mục Thuốc Kê Đơn Dược Sĩ Cần Biết

Thuốc Kê Đơn Là Gì? Danh Mục Thuốc Kê Đơn Dược Sĩ Cần Biết

Danh mục thuốc kê đơn
Đánh giá bài viết

Hiện nay có một số trường hợp bán thuốc tự do, không theo hướng dẫn của đơn thuốc. Điều này là không đúng. Dược sĩ cần nắm bắt danh mục thuốc kê đơn sau để đảm bảo quá trình xuất thuốc cho bệnh nhân đúng theo quy định.

Thuốc kê đơn là gì?

Thuốc kê đơn là gì
Thuốc kê đơn là gì

Thuốc kê đơn là những loại thuốc được cấp phát, bán lẻ dựa trên đơn thuốc được kê do bác sĩ chỉ định. Những loại thuốc này được Bộ y tế quy định rõ ràng phải do người có trình độ y học kê trên giấy tờ thì mới được bán để tránh ảnh hưởng, nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng.

Thuốc kê đơn còn đảm bảo được trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm bác sĩ cũng như dược sĩ. Bởi một khi có bất cứ vấn đề về sức khỏe của người bệnh chuyển biến xấu – tốt sẽ dựa vào đơn thuốc và nhiều yếu tố khác, quy kết trách nhiệm cho người có liên quan.

Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc để đưa vào danh mục thuốc kê đơn

Tiêu chí lựa chọn để đưa thuốc vào danh mục thuốc kê đơn

Những tiêu chí lựa chọn đưa thuốc vào Danh mục thuốc không kê đơn được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Ngược lại, nếu không đáp ứng được những tiêu chí dưới đây thì thuộc vào danh mục thuốc kê đơn. Cụ thể như sau:

a) Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và khi vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả sau đây:

– Tử vong;

– Đe dọa tính mạng;

– Buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh;

– Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh;

– Gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi;

– Bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng cho người bệnh do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đánh giá, nhận định.

b) Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng;

c) Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không phải là bệnh nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự kê đơn và theo dõi của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

d) Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng (chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da) với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị;

đ) Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng;

e) Thuốc ít có khả năng gây tình trạng lệ thuộc;

g) Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng;

h) Thuốc đã có thời gian lưu hành tại Việt Nam tối thiểu từ 05 năm trở lên.

Thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn

Danh mục thuốc kê đơn

Căn cứ theo Công văn 1517/BYT-KCB quy định về danh mục thuốc phải bán và kê theo đơn được quy định rất cụ thể và chi tiết.

Danh mục gồm 30 nhóm thuốc kê đơn được Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ban hành bao gồm các nhóm thuốc như: thuốc gây nghiện, kháng sinh, thuốc gây mê, thuốc điều trị lao, thuốc điều trị ung thư và bảo vệ hệ thống miễn dịch…

  1. Thuốc gây nghiện;
  2. Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
  3. Thuốc gây mê;
  4. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol;
  5. Thuốc điều trị bệnh Gút;
  6. Thuốc cấp cứu và chống độc;
  7. Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá;
  8. Thuốc kháng sinh;
  9. Thuốc điều trị virút;
  10. Thuốc điều trị nấm;
  11. Thuốc điều trị lao;
  12. Thuốc điều trị sốt rét;
  13. Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine);
  14. Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch;
  15. Thuốc điều trị parkinson;
  16. Thuốc tác động lên quá trình đông máu;
  17. Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử;
  18. Nhóm thuốc tim mạch;
  19. Thuốc dùng cho chẩn đoán;
  20. Thuốc lợi tiểu;
  21. Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton;
  22. Hoc môn (corticoide, insulin và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ thuốc tránh thai);
  23. Huyết thanh và globulin miễn dịch;
  24. Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
  25. Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp;
  26. Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non;
  27. Thuốc điều trị hen;
  28. Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá)
  29. Thuốc điều trị rối loạn cương;
  30. Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Danh mục thuốc kê đơn
Danh mục thuốc kê đơn – thuốc kháng sinh

Quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú

Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Quy chế kê đơn thuốc điều trị nội trú

a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.

Những quy định về thuốc kê đơn dược sĩ cần nắm vững

Khi kê đơn thuốc người kê đơn cần chú ý như sau:

  • Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.
  • Ghi rõ địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
  • Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.

Trên đây là 30 danh mục thuốc kê đơn mà dược sĩ cần phải nắm để đảm bảo quá trình bán thuốc diễn ra đúng và an toàn cho người sử dụng. Quý khách có những câu hỏi thắc mắc liên quan nào đừng ngần ngại liên hệ với nhà thuốc Huy Mai để chúng tôi giải đáp theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ

Hotline: 0865 248 299

Fanpage: https://www.facebook.com/NhaThuocHuyMai

Website: nhathuochuymai.vn

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Dược sĩ Long Lanh

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ