Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không? Hướng Dẫn Cách Chọn Măng Cụt Cho Mẹ Bầu.

Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không? Hướng Dẫn Cách Chọn Măng Cụt Cho Mẹ Bầu.

Bầu ăn măng cụt được không
Đánh giá bài viết

Măng cụt là một loại trái cây giàu dinh dưỡng với vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều mẹ khi mang thai thường băn khoăn rằng có bầu ăn măng cụt được không, có bầu ăn măng cụt có tốt không, ăn măng cụt  bao nhiêu là được.

Bài viết dưới đây Huy Mai sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của mẹ, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ trong thai kỳ.

Có bầu ăn măng cụt được không? Ăn măng cụt có tốt không?

Bà bầu ăn măng cụt được không
Bà bầu ăn măng cụt được không

Để trả lời cho câu hỏi bầu ăn măng cụt được không? ta cần biết thành phần dinh dưỡng của măng cụt có gì, có tốt cho bà bầu không?

Theo nghiên cứu, một trái măng cụt trung bình có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 73 calo, trong đó chứa khoảng 18 gam chất đường bột, 1.8g chất xơ, 0.6 g chất béo và 0.4 g protein. Về thành phần các nguyên tố vi lượng, măng cụt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như: vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, B9 (folate), mangan, magie, kali và sắt.

Đặc biệt, măng cụt có chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là các loại xanthone. Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn tác động của các gốc tự do, giảm thiểu việc hủy hoại các tế bào và hỗ trợ phòng ngừa một số loại bệnh mạn tính trong thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.

Vậy bầu ăn măng cụt được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Bởi nó rất an toàn, không hề chứa bất kỳ thành phần nào có thể khiến mẹ bị co thắt tử cung, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Có thể mẹ đang quan tâm:

Tuy nhiên, mẹ cũng không ăn măng cụt quá nhiều, chỉ nên ăn lượng vừa phải (2 – 3 quả mỗi ngày) để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Lợi ích của măng cụt với sức khỏe bà bầu

Với thành phần dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, măng cụt đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu, cụ thể như sau:

Măng cụt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu

Trong măng cụt có chứa nhiều Vitamin A (2 mcg / 100g măng cụt). Loại vitamin này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách kích thích sản xuất bạch cầu (tế bào kháng vi-rút và chống khối u), đồng thời góp phần điều tiết các phản ứng miễn dịch tế bào.

Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Măng cụt có chứa axit folic (folate). Đây là chất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số phát triển bất thường và dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi.

Với hàm lượng axit folic trong măng cụt bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết này, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất.

Măng cụt giúp bổ máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho bà bầu

Măng cụt cung cấp sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu
Măng cụt cung cấp sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu

Ăn măng cụt giúp bà bầu tránh tình trạng thiếu sắt khi mang thai vì loại quả này chính là một nguồn cung cấp sắt dồi dào, giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào máu, ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, còn có vitamin C giúp hấp thụ sắt từ các nguồn khác tốt nhất..

Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Măng cụt giúp cho sự phát triển của thai nhi
Măng cụt giúp cho sự phát triển của thai nhi

Măng cụt chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi. 

Làm đẹp da cho bà bầu

Trong măng cụt chứa nhiều vitamin C – một loại vitamin giúp kích thích cơ thể tăng sinh collagen. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ bầu ngăn chặn được tình trạng rạn da bụng do thai nhi phát triển quá nhanh, đồng thời cải thiện được độ đều màu và độ đàn hồi của toàn bộ những vùng da khác trên cơ thể.

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Măng cụt chứa chất xanthone có tác dụng duy trì lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết, ổn định lượng đường trong máu.

Hỗ trợ điều trị táo bón

Măng cụt tươi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi gặp phải vấn đề táo bón. Chất xơ giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, còn giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

Hỗ trợ điều trị trầm cảm thai kỳ

Theo khoa học, tất cả đặc tính điều trị trầm cảm của măng cụt đều đến từ hoạt động bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa và chống viêm thần kinh của các hợp chất xanthones chứa trong lớp màng mỏng bao quanh phần múi màu trắng của măng cụt. Nhờ đó, ăn măng cụt giúp mẹ ổn định cảm xúc, thư giãn tinh thần, ngăn ngừa được những sự bồn chồn do rối loạn lo âu trong thai kỳ và hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh lao

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã phát hiện ra rằng xanthones – một hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn được tìm thấy trong măng cụt, có hiệu quả rất cao trong việc ức chế và tiêu diệt Mycobacterium tuberculosis – vi khuẩn gây bệnh lao.

Kiểm soát Cholesterol và giảm nguy cơ đột quỵ

Chiết xuất măng cụt có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL và chất béo trung tính có hại cho hệ tuần hoàn, gây xơ vữa động mạch và dẫn đến đột quỵ. Nhờ đó, ăn măng cụt giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị đột tử do nhồi máu cơ tim – một tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn vì chứa quá nhiều mảng bám cholesterol trong thành mạch máu.

Cách ăn măng cụt đúng cách cho bà bầu

Nên rửa sạch măng cụt trước khi ăn
Nên rửa sạch măng cụt trước khi ăn

Có bầu ĐƯỢC ăn măng cụt vì nó rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ bầu cần lưu ý cách ăn măng cụt đúng cách dưới đây, để phát huy được tối đa giá trị dinh dưỡng mà măng cụt đem lại cho cơ thể:

  • Ăn vừa phải: Mẹ bầu không nên ăn quá 240g măng cụt / ngày vì măng cụt chứa nhiều đường và chất xơ. Trong ngắn hạn, ăn nhiều măng cụt có thể gây ra tiêu chảy do chứa nhiều chất xơ. Về lâu dài, tiêu thụ măng cụt quá mức sẽ làm tăng đường huyết, dẫn đến thừa cân, béo phì và đái tháo đường thai kỳ.
  • Rửa sạch trước khi ăn: Mẹ cần đảm bảo luôn rửa sạch măng cụt trước khi ăn để loại bỏ được bất kỳ hóa chất ô nhiễm hay vi khuẩn ký sinh nào có thể tồn tại trên vỏ quả.
  • Ăn đúng thời điểm: Mặc dù không có quy định cứng nhắc về thời điểm nên ăn măng cụt, nhưng mẹ không nên ăn chúng vào lúc bụng đói vì vị chua của măng cụt dễ gây ra cảm giác “xót ruột”. Tốt nhất, mẹ nên ăn nó sau bữa ăn chính hoặc ăn như một bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính.
  • Tránh ăn khi mắc bệnh dạ dày: Măng cụt có tính acid cao, nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì nên hạn chế ăn măng cụt, nhất là khi bụng đói.
  • Tránh nuốt hạt: Mẹ bầu không nên nuốt luôn hạt măng cục bởi hạt của chúng rất to, nếu không may vướng hoặc rơi vào vùng thực quản có thể gây ngạt thở và đe dọa đến tính mạng.

Cách chọn măng cụt ngon, bổ dưỡng cho bà bầu

Để chọn được măng cụt ngon, bổ dưỡng không chứa nhiều hóa chất các mẹ bầu cần:

  • Chọn măng cụt chín tươi: Măng cụt chín tươi có lớp vỏ màu tím đậm, thịt bên trong mềm ngọt, trong khi măng cụt sống có màu xanh nhạt, nhiều mủ với phần thịt giòn chua.
  • Ưu tiên chọn quả nhỏ: Mẹ nên ưu tiên chọn quả măng cụt nhỏ vì chúng chứa nhiều múi, ít hạt với vị ngọt hơn hẳn quả măng cụt to.
  • Đánh giá độ đàn hồi: Một trái măng cụt chín sẽ có cảm giác hơi mềm khi nhẹ nhàng ấn vào. Nếu nó cứng hoặc quá mềm, đó có thể là dấu hiệu rằng quả măng cụt chưa chín hoặc đã quá mùa. Vỏ măng cụt rất dày nên mẹ có thể an tâm nhấn vào vỏ quả mà không lo bị rỉ nước.
  • Đánh giá lớp vỏ ngoài: Mẹ cần chọn quả có lớp vỏ ngoài láng mịn, không có dấu hiệu hư hỏng hoặc mục nát. Đồng thời, mẹ cần tránh mua những trái măng cụt có dấu hiệu bị ấn mạnh hoặc bị rạn nứt.
  • Ngửi nhẹ lớp vỏ ngoài: Một trái măng cụt chín tự nhiên sẽ tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng. Nếu mẹ cảm nhận được mùi hôi hoặc khó chịu từ trái măng cụt, hãy tuyệt đối tránh mua chúng vì đó có thể là dấu hiệu quả bị ngấm hóa chất bảo vệ thực vật hoặc nhiễm sâu bệnh.

Ăn nhiều măng cụt có sao không?

Măng cụt rất tốt, nhưng nếu ăn nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tiêu chảy: Măng cụt chứa nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan pectin. Việc ăn quá nhiều chất xơ hòa tan có thể gây ra tiêu chảy. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến mất nước, muối khoáng và gây mất cân bằng điện giải.
  • Rối loạn tiêu hóa: Măng cụt có tính axit cao, việc ăn quá nhiều có thể làm dư thừa axit tại dạ dày, khiến mẹ dễ bị trào ngược thực quản, ợ chua, đau dạ dày hoặc viêm loét niêm mạc dạ dày.
  • Biến chứng nguy hiểm: Măng cụt có chứa lượng đường cao. Đối với những người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, việc ăn quá nhiều măng cụt có thể làm tăng đường huyết, tăng huyết áp và gây nên biến chứng đái tháo đường hoặc tiền sản giật rất nguy hiểm.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Tương tự như bất kỳ loại rau củ quả nào, măng cụt có thể bị nhiễm khuẩn E. coli, Toxoplasma, Salmonella, Listeria hoặc các loại thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không rửa sạch măng cụt trước khi ăn, mẹ có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, gây nhiễm trùng máu và nhiễm trùng não bộ thai nhi.

Vậy, ngay cả khi măng cụt là một loại trái cây có nhiều dinh dưỡng, bà bầu cũng nên ăn đúng cách. Nếu có bất kì lo ngại nào về việc ăn măng cụt trong thai kỳ, bạn có thể gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn.

Trên đây là những thông tin về thành phần dinh dưỡng, công dụng của măng cụt đối với bà bầu. Từ những thông tin đó đã giải đáp cho câu hỏi bầu ăn măng cụt được không? Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ, chúc mẹ  có 1 giai đoạn thai kỳ thật vui & khỏe.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Dược sĩ Long Lanh

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ