Cảnh Báo: Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Và Biện Pháp Phòng Ngừa An Toàn Cho Mẹ Và Bé

Cảnh Báo: Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Và Biện Pháp Phòng Ngừa An Toàn Cho Mẹ Và Bé

mẹ bầu bị đau mắt đỏ
Đánh giá bài viết

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng phổ biến, dễ lây lan trong thời gian gần đây, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đa số đều vô hại. Tuy nhiên, với mẹ bầu bị đau mắt đỏ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Vậy làm thế nào để mẹ bầu bị đau mắt đỏ nhanh khỏi?

Giải Đáp: Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không?

Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không?
Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không?

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đặc biệt, do có thể lây lan qua đường hô hấp, hệ bài tiết và tiếp xúc thông thường nên rất dễ phát triển thành dịch trên phạm vi lớn.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ do khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Các chuyên gia cho biết, đau mắt đỏ khi mang thai cũng tương tự như đau mắt đỏ thông thường. Tình trạng này ở mẹ bầu có thể kéo dài khoảng 7 ngày và sau đó tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc thị lực một cách hợp lý thì có khả năng sẽ gây ra nhiều khó chịu với mẹ bầu.

Khả năng đau mắt đỏ ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp nên mẹ bầu nếu vô tình bị nhiễm bệnh cũng không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không tốt cho bé.

4 biểu hiện thường thấy của mẹ bầu bị đau mắt đỏ

triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu

Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu cũng khác nhau. Cũng giống như những đối tượng khác, khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu sẽ có một vài biểu hiện sau:

Đau mắt đỏ khi mang thai do virus:

  • Kết mạc đỏ
  • Mắt bị ngứa, chảy nước mắt và cộm mắt
  • Phù mi và xuất hiện giả mạc ở mắt
  • Triệu chứng kèm theo: Ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, nhạy cảm với ánh nắng và nổi hạch trước tai.
  • Biến chứng viêm kết mạc: Chói mắt, giảm thị lực và thâm nhiễm giác mạc.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn:

  • Ra nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc vàng dính ở 2 bờ mí vào buổi sáng, khó mở mắt khi ngủ dậy
  • Ngứa và chảy nước mắt
  • Kết mạc mắt đỏ
  • Viêm loét giác mạc nặng, giảm thị lực không phục hồi

Đau mắt đỏ do bị dị ứng:

  • Bệnh thường xuất hiện theo mùa và hay tái phát
  • Ngứa và chảy nước mắt nhiều, ra gỉ nhiều ở 2 bên khỏe mắt
  • Thường kèm viêm mũi dị ứng.

Đau mắt đỏ do môi trường:

Dị ứng theo mùa, dị ứng bụi hay nấm mốc, lông thú cưng có thể gây viêm mắt và mắt đỏ. Triệu chứng gây ra thường không quá nghiêm trọng, chủ yếu là cộm xốn, ngứa hoặc chảy nước mắt nhẹ trong thời gian ngắn.

Cách điều trị đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Cách điều trị đau mắt đỏ cho mẹ bầu
Cách điều trị đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Mặc dù mẹ bầu bị đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày nên cần được chữa trị ngay nếu phát hiện bị bệnh.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Đau mắt đỏ do virus: Có thể tự khỏi sau vài ngày. Mẹ bầu có thể chườm lạnh để giảm phù nề, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo thường xuyên để làm sạch và bảo vệ mắt.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bằng một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc mỡ tra mắt dành cho mẹ bầu không ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Hãy tránh xa nguồn gây dị ứng và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc giảm dị ứng và nước mắt nhân tạo để có thể giảm cảm giác ngứa, khó chịu ở mắt.

Khi mẹ bầu phát hiện bị đau mắt đỏ nên được nghỉ ngơi vài ngày để mắt được hồi phục và tránh lây lan bệnh. Trong trường hợp được kê đơn thuốc, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ có thể rửa mắt bằng dung dịch nước muối 0,9% để phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ và không nên dụi lên mắt vì có thể sẽ lây nhiễm vi khuẩn và cọ xát gây tổn thương mắt.

6 lưu ý quan trọng và cách phòng ngừa đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Mẹ bầu đau mắt đỏ thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể làm tăng nguy cơ kéo dài và làm bệnh trầm trọng hơn. Những lưu ý để phòng ngừa đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai gồm:

  • Không sử dụng chung khăn mặt hoặc các vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Không dụi mắt, cần che miệng và mũi khi hắt hơi.
  • Đeo kính râm hoặc dụng cụ bảo vệ mắt để ngăn ngừa bụi bẩn và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng giúp đôi mắt dễ chịu hơn.
  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bệnh. Khi đeo kính áp tròng cần được khám và tư vấn kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi ra đường hoặc làm việc ở môi trường khói bụi, hoá chất,…
  • Tăng cường bổ sung vitamin cần thiết cho mắt như: Vitamin A, C, E,…

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ và những bệnh dễ lây nhiễm khác, mẹ bầu nên giữ gìn vệ sinh, không gian sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh hay bệnh nhân khác. Ăn uống và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Qua bài viết mẹ bầu bị đau mắt đỏ, hy vọng mẹ bầu có thêm những thông tin bổ ích giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Dược sĩ Chung Hiếu

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ