Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng tới thai nhi không
5/5 - (1 bình chọn)

Sức khỏe của mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của con. Việc mất ngủ thường xuyên là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ tương lai, vậy mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

Giải Đáp: Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Giải Đáp: Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Mang thai là thời điểm có nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Điều này có thể gây căng thẳng, mất ngủ và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Câu hỏi mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? là thắc mắc của nhiều mẹ bầu đang gặp phải.

Đối với vấn đề này, các chuyên gia giải đáp rằng: Mất ngủ thai kỳ không chỉ khiến bản thân mệt mỏi, tinh thần sa sút mà còn cản trở sự phát triển của thai nhi và có thể khiến cho trẻ gặp một số khiếm khuyết khi chào đời. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Thiếu máu bẩm sinh ở trẻ

Một số chị em khi mang thai thường xuyên bị mất ngủ, đặc biệt là trong khoảng từ 23h đến 3h sáng có thể khiến thai nhi bị thiếu máu. Điều này được lý giải như sau, từ khung giờ 23h đến 3h sáng là thời điểm cơ thể tạo ra hồng cầu. Mất ngủ sẽ làm cho quá trình này bị gián đoạn, nên em bé có nguy cơ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

  • Trẻ chậm phát triển

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi là lúc em bé phát triển và hoàn thiện trí não cũng như các giác quan của cơ thể. Lúc này, nếu mẹ bầu bị thiếu ngủ cộng thêm chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, trẻ có thể bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí não khi chào đời.

  • Trẻ hay quấy khóc

Trong thai kỳ, tình trạng mất ngủ kéo dài của chị em có thể là lý do khiến trẻ sơ sinh gặp vấn đề về giấc ngủ. Biểu hiện của một em bé bất thường về giấc ngủ đó là mức độ quấy khóc nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.

Ngoài ra, mẹ bầu bị mất ngủ có thể dẫn đến sảy thai tự nhiên, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra với em bé, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của bản thân trong suốt hành trình mang thai, tránh thức khuya hay xúc động nhiều.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với mẹ bầu

Giấc ngủ đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Theo các chuyên gia, nếu mẹ bầu bị thiếu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại như:

  • Tiểu đường thai kỳ.

  • Tăng huyết áp trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (tính từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 42).

  • Tăng nguy cơ bị tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non cùng các biến chứng lâu dài ở tim, thận và các cơ quan khác của người mẹ.

  • Thời gian chuyển dạ lâu hơn và tỷ lệ sinh mổ cao hơn, nhất là đối với chị em ngủ ít hơn 6 giờ/ngày.

  • Suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. 

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa da, nhất là da mặt khiến chị em thiếu tự tin với vẻ ngoài.

Có thể thấy, mất ngủ trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, nếu mẹ gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay mất ngủ, nên tìm cách khắc phục sớm tránh ảnh hưởng lâu dài.

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ thường gặp phải

Để cải thiện tình trạng giấc ngủ, mẹ bầu cần nắm rõ nguyên nhân khiến mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc từ đó có các biện pháp hạn chế tính trạng mất ngủ. Phần lớn trong quá trình mang thai mẹ bầu sẽ có những thay đổi về nội tiết, xảy ra một số rối loạn về hormone khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ như:

  • Buồn nôn và nôn. 

  • Căng tức ngực. 

  • Tăng nhịp tim. 

  • Khó thở.

  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn. 

  • Thường xuyên đi tiểu đêm. 

  • Chuột rút chân.

Theo thời gian, em bé trong bụng lớn lên, bào thai tăng nhanh về kích thước và trọng lượng khiến các bà mẹ tương lai có thể bị đau lưng và gặp khó khăn trong việc tìm một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi, nhất là khi bé bắt đầu đạp vào ban đêm. Đây cũng là nguyên do khiến mẹ bầu ngủ không ngon, liên tục thức giấc.

Ngoài ra, do sự lo lắng, căng thẳng khi phải đối mặt với cuộc “vượt cạn” sắp tới, với trách nhiệm của một người mẹ khiến nhiều chị em suy tư, đặc biệt là vào ban đêm. 

Một số trường hợp, mẹ bầu mất ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý mạch máu não nghiêm trọng, mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có hướng xử lý phù hợp.

Biện pháp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Một số cách giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ, hạn chế mất ngủ.

Trong quá trình mang thai việc dùng thuốc để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho em bé. Vậy nên, đối với mẹ bầu, các chuyên gia luôn khuyến khích cải thiện chứng mất ngủ bằng những cách tự nhiên như thay đổi thói quen, bổ sung từ thực phẩm, chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Dưới đây là một số mẹo giảm mất ngủ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu, chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình.

  • Chọn tư thế ngủ thoải mái nhất.

Ngủ nghiêng về phía bên trái với hai chân hơi cong được coi là tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai. Tư thế này tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông đến tim, thận và tử cung, đồng thời tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Nằm nghiêng bên trái trong nhiều giờ khiến cơ thể đau mỏi, thế nên mẹ có thể nằm nghiêng sang bên phải khi cần thiết hoặc sử dụng thêm gối ôm để hỗ trợ. Mẹ có thể kê một chiếc gối mỏng để nâng đỡ bụng hoặc kẹp giữa hai đầu gối để giúp giảm áp lực lên lưng dưới. Ôm một chiếc gối nhẹ trên cơ thể hoặc đặt dưới thắt lưng cũng có thể mang lại cảm giác thoải mái để mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ.

Mẹ bầu cần lưu ý, hạn chế nằm ngửa khi bào thai phát triển lớn hơn, tư thế này có thể gây đau lưng và gia tăng áp lực lên tĩnh mạch chủ, cản trở lưu thông máu và gây chóng mặt. Chính vì thế, mẹ nên tránh nằm ngửa hoặc chỉ ngủ với tư thế này trong khoảng thời gian ngắn.

  • Tăng cường cung cấp thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám để giúp ngủ ngon hơn. 

Mẹ bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá tải, tránh hiện tượng ợ nóng, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai. Một số loại thảo mộc chứa nhiều thành phần giúp thư giãn và làm dịu như: trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà tim sen, táo đỏ,… giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ.

  • Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ chính là tạo những thói quen và hành vi tốt giúp mẹ có được giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm. Ngoài các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ khi mang thai như gối chuyên dụng hoặc mặt nạ mắt, những thói quen sau có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu, ví dụ như:

  • Sắp xếp phòng ngủ thoáng mát, đủ tối, yên tĩnh và sạch sẽ.

  • Nên tuân thủ giờ đi ngủ và thức dậy nhất quán trong tất cả các ngày (chẳng hạn: đi ngủ lúc 10 giờ đêm và thức dậy vào 6 giờ sáng mỗi ngày). 

  • Đọc sách, nghe nhạc hoặc tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

  • Không uống các thức uống chứa caffeine, thức ăn cay và bữa ăn giàu năng lượng trước khi đi ngủ.

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

  • Nên duy trì thói quen tập thể dục khoảng 30 phút/ lần với các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe… 

  • Uống đủ lượng nước cần thiết vào ban ngày (2,5-3 lít nước) để hạn chế nạp chất lỏng vào ban đêm. 

  • Nếu không thể ngủ, mẹ bầu nên ra khỏi giường và làm một số hoạt động khác cho đến khi thật sự cảm thấy buồn ngủ.

  • Mẹ bầu không nên xem phim, đọc sách gây xúc động mạnh hay suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.
  • Cân bằng cảm xúc, vui vẻ, lạc quan. Có thể chia sẽ những suy nghĩ, lo lắng với chồng, người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý khi cảm thấy căng thẳng, áp lực.

Giấc ngủ trong thai kỳ đối với mẹ bầu đặc biệt quan trọng, nó sẽ quyết định đến sức khỏe người mẹ cũng như tình trạng phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ mẹ nên tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp phù hợp để cải thiện sớm tình trạng này nhé.

Nhà thuốc Huy Mai hy vọng bài viết trên cung cấp thêm những kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thật nhiều ý nghĩa. Chúc mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc suốt chặng đường làm mẹ thiêng liêng này.

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Dược sĩ Chung Hiếu

Dược sĩ của hệ thống Huy Mai sẽ luôn luôn học hỏi và phát huy kỹ năng về kiến thức trong nghề để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bản thân - gia đình của từng cá nhân. Huy Mai hạnh phúc khi được khách hàng tin tưởng và cảm ơn khách hàng đã đặt niềm tin sức khỏe và chúng tôi.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ