Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thì những vấn đề liên quan đến bụng bầu cũng được nhiều mẹ quan tâm. Bụng bầu ngồi có ngấn không cũng là mối quan tâm trong số đó.
Vì nhiều chị em cho rằng bụng bầu cũng giống bụng béo khi ngồi thì sẽ có ngấn bụng gây mất thẩm mỹ. Vậy bụng bầu ngồi có ngấn không, ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bụng bầu ngồi có ngấn không? Mẹ bầu nên biết

Theo các chuyên gia và bác sĩ, để xác định việc bụng bầu ngồi có ngấn không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn trong thời kỳ chị em có em bé.
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy những thay đổi về thể trạng, từ tinh thần đến các triệu chứng nghén và mệt mỏi. Đối với các mẹ bầu trước khi mang thai có vòng eo nhỏ thì tình trạng bụng có ngấn ở giai đoạn này hầu như không xảy ra. Ngược lại, với các chị em trước khi mang thai bụng có mỡ hoặc cân nặng tăng nhanh khi mang thai thì việc bụng bầu ngồi có ngấn sẽ xảy ra.
Như vậy, có thể thấy trong 3 tháng đầu mang thai, việc bụng bầu ngồi có ngấn không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mẹ. Vấn đề này mẹ bầu cũng không cần lo lắng mà hãy tập trung bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho con kết hợp cùng vận động nhẹ nhàng và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tiếp theo, ở giai đoạn giữa thai kỳ khi bụng của mẹ bầu đã lớn hơn do thai nhi đã phát triển thì mẹ bầu sẽ không thấy nhìn thấy ngấn bụng khi ngồi xuống nữa vì lúc này bụng đã căng và cứng hơn.
Cuối cùng khi mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ, lúc này kích thước bụng đã rất lớn, không những ngồi mà việc di chuyển cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế việc bụng bầu có ngấn lúc này cũng không thể xảy ra.
Có thể mẹ cần biết:
- Cốm Lợi Sữa Là Gì? Review Top 8 Cốm Lợi Sữa Tốt Nhất Hiện Nay
- Bổ sung viên sắt cho bà bầu như thế nào thì an toàn?
Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ cho chị em nên biết

Không ít chị em khi mới mang thai thấy bụng lớn dần lên lại cho rằng mình đang bị béo bụng. Vì thế chủ quan không khám kỹ lưỡng và để tâm đến các dấu hiệu khác của cơ thể. Hãy cùng phân biệt bụng béo bụng bầu để không nhầm lẫn 2 tình trạng này mẹ bầu nhé!
Bụng bầu cứng và tròn hơn so với bụng béo
Đối với bụng bầu, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là bụng sẽ cứng và tròn hơn. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ dấu hiệu này khi sờ vào bụng. Ngược lại nếu bụng to chỉ vì mỡ thì sẽ mềm và nhão hơn. Tình trạng ngấn xuất hiện khi ngồi với trường hợp bụng mỡ cũng dễ xảy ra.
Bụng bầu sẽ có dấu vết rạn
Tiếp theo là sự xuất hiện những vết rạn da khi có bầu. Tùy theo cơ địa, kích thước của vết rạn sẽ khác nhau và thời gian càng lâu vết rạn sẽ càng sẫm màu và rõ hơn. Đây là đặc điểm riêng chỉ có ở bụng bầu vì thế nếu phát hiện vết rạn trên bụng các mẹ không cần lo lắng đang bị bụng mỡ nhé.
Một số biểu hiện khác
Ngoài ra nhiều chị em đôi khi còn gặp phải tình trạng: béo bụng trên hoặc bụng dưới…. Vấn đề này là do cách ăn uống và sinh hoạt của chị em. Nguyên nhân thường là vì ít vận động, lượng mỡ thừa tích tụ hoặc do căng thẳng tinh thần. Với trường hợp bụng to vì những nguyên nhân này sẽ xuất hiện ngấn bụng khi ngồi.
7 Cách giảm mỡ bụng cho mẹ bầu nhanh nhất

Để tránh tình trạng tích tụ mỡ bung khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây để khắc phục bụng mỡ
Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày hạn chế bụng bầu có ngấn
Đây được cho là cách khắc phục hiệu quả với chị em đang mang thai và muốn hạn chế mỡ bụng xuất hiện. Thay vì ăn 3 bữa quá nhiều khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức; mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ với các bữa ăn nhẹ, mẹ bầu sẽ thấy bụng của mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Như vậy lượng calo nạp vào cơ thể mẹ bầu không quá nhiều so với mức độ đốt cháy năng lượng từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng béo bụng.
Nạp nhiều protein
Protein là cần thiết cho cơ thể, đây cũng là yếu tố thiết yếu trong việc hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ bụng. Bổ sung protein đúng cách trong bữa ăn sẽ giúp cơ săn chắc và giảm mỡ thừa hiệu quả. Mẹ bầu nên cân nhắc để bổ sung lượng protein cần thiết để không cần lo lắng việc bụng bầu ngồi có ngấn không.
Bổ sung chất xơ
Những loại thực phẩm như rau củ chứa rất nhiều chất xơ và ít calo. Điều này rất tốt với mẹ bầu và hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa, các mẹ có thể thêm vào thực đơn: bông cải xanh, súp lơ….
Cắt giảm lượng đường
Đường là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa tại bụng của mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu cần hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.
Bổ sung đủ nước, tránh thức uống có gas có cồn
Đây là nguyên tắc cơ bản khi chị em muốn có một sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ cũng như tránh tích tụ mỡ thừa vùng bụng. Tùy theo cơ địa, mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ nước khoảng 1,5-2 lít và không nên sử dụng các loại nước ngọt có gas
Theo dõi thực đơn hàng ngày
Không chỉ những người bình thường, việc ăn uống thường ngày của mẹ bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng và là tác nhân hàng đầu gây tích tụ mỡ. Chính vì thế, mẹ bầu nên xây dự
ng cho mình một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ sức khỏe nhưng không tích mỡ và tăng cân.
Thường xuyên vận động phù hợp
Vận động không chỉ giúp ích trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé mà còn mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn mỡ thừa tích tụ ở bụng. Tùy thuộc từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những bài vận động phù hợp, vì thế hãy tham khảo bác sĩ và các chuyên gia để lên cho mình một chế độ luyện tập vận động phù hợp.
Tóm lại, bụng bầu ngồi có ngấn không còn tùy thuộc vào cơ địa và giai đoạn thai kỳ khác nhau. Chị em không nên quá lo lắng cho việc này, mà hãy nên chú ý bồi bổ sức khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Về tác giả
Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.