Trả lời: Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các biện pháp phòng ngừa tình trạng ngứa bụng

Trả lời: Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các biện pháp phòng ngừa tình trạng ngứa bụng

mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng tới thai nhi không
Đánh giá bài viết

Ở giai đoạn giữa thai kỳ, tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng là rất phổ biến. Ngứa bụng gây khó chịu và không ít phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của mẹ, trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thậm chí có nhiều người lo lắng, sợ rằng mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy cùng nhà thuốc Huy Mai tìm hiểu về hiện tượng này và giải quyết nổi lo lắng của mẹ nhé!

Nguyên nhân gây ngứa bụng ở mẹ bầu

Nguyên nhân gây ngứa bụng ở mẹ bầu
Nguyên nhân gây ngứa bụng ở mẹ bầu

Giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu thường trải qua nhiều thay đổi ở cơ thể, như ốm nghén, xuất hiện vùng tăng sắc tố, rạn da hay ngứa bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng ngứa bụng ở mẹ bầu:

Căng da bụng

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần mở rộng để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi. Da bụng bị căng, kéo giãn được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngứa thai sản.

Thai càng tăng trưởng nhanh đồng nghĩa với việc tử cung, da vùng bụng càng cần căng giãn nhiều, khiến da bụng bị khô, ngứa ngáy và rạn dần. Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ do cơn ngứa.

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu có thể góp phần vào tình trạng ngứa. Hormon estrogen và progesterone tăng cao trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến da, gây khô ngứa.

Nổi mề đay

Một số phụ nữ mang thai có thể phát triển một tình trạng da gọi là nổi mề đay mang thai. Đây là một bệnh lý da hiếm gặp trong thai kỳ, thường gây ra ngứa bụng, đặc biệt ở vùng xung quanh rạn da. Da bụng có thể nổi những nốt ẩn nhỏ, màu hồng, thường tập trung ở vùng rốn gây ngứa.

Dị ứng hoặc kích ứng da

Mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn với các chất dị ứng hoặc kích ứng da. Điều này có thể gây tình trạng ngứa bụng hoặc các vùng da khác khi tiếp xúc với các chất như hóa chất trong sản phẩm chăm sóc da, dầu tắm hay dầu gội đầu.

Bệnh lý nội khoa

Bệnh ứ mật trong gan, bệnh thận hoặc đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra ngứa da ở mẹ bầu. Mẹ bầu cần được đi khám sức khỏe, tiếp nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không
Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện tượng ngứa bụng có thể xảy ra thường xuyên, khiến mẹ bầu muốn gãi. Vậy mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thường thì việc mẹ bầu gãi bụng không gây tổn thương trực tiếp cho thai nhi. Vì thai nhi được bảo vệ trong nhiều lớp cân cơ như da bụng, các cơ bao quanh bụng, màng ối và bánh rau bên trong tử cung.

Tuy nhiên, nếu chị em gãi bụng quá mức hoặc cào da quá sâu, có thể gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ. Bởi việc gây tổn thương da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Trong một số trường hợp, ngứa bụng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đái tháo đường thai kỳ hay ứ mật trong gan. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đi khám sức khỏe thai sản định kỳ, trao đổi với bác sĩ về triệu chứng bất thường để nhận được sự hướng dẫn, xử trí kịp thời.

Cách điều trị ngứa bụng khi mang thai

Thoa kem dưỡng ẩm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ gây ngứa bụng
Thoa kem dưỡng ẩm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ gây ngứa bụng

Mẹ bầu không nên gãi khi bị ngứa bụng để tránh làm tổn thương da, thay vào đó hãy:

  • Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu cơn ngứa, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại kem dưỡng phù hợp, không hương liệu và hóa chất độc hại để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi
  • Sử dụng kem chống ngứa hoặc dầu chứa vitamin E cũng giúp làm giảm ngứa bụng
  • Chườm ấm hoặc chườm mát làm dịu cơn ngứa
  • Tắm nước ấm nhẹ nhàng, không chà xát vùng bụng bị ngứa

Biện pháp phòng ngừa ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng khi mang thai mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó cũng gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 1 số biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa ngứa bụng, các mẹ có thể tham khảo:

Giữ da bụng đủ ẩm

Dùng kem dưỡng da không chứa hương liệu hoặc chất gây dị ứng để duy trì độ ẩm cho da bụng. Sử dụng kem dưỡng đặc biệt cho mẹ bầu hoặc dầu dưỡng da thiên nhiên có thể giúp làm dịu da, hạn chế rạn da, giảm ngứa.

Vệ sinh thân thể đúng cách

Mẹ bầu cần hạn chế tắm nước quá nóng. Nước nóng có thể làm khô da, tăng ngứa ngáy. Chị em nên tắm nước ấm vừa đủ, kết hợp với loại xà phòng nhẹ, không chứa hương liệu hoặc chất gây kích ứng để bảo vệ da, đồng thời giảm cảm giác khô, ngứa da.

Sử dụng quần áo bằng vải mềm và thoáng khí

Chọn quần áo từ chất liệu mềm, thoáng khí như bông, lanh hay vải cotton để giảm ma sát, giúp da thoáng. Tránh sử dụng quần áo quá chật bí gây kích ứng, tăng cảm giác ngứa.

Tạo môi trường đủ ẩm

Đảm bảo môi trường sống của bạn có đủ độ ẩm bằng cách sử dụng máy tạo ẩm không khí hoặc đặt một bát nước trong phòng ngủ. Điều này giúp giữ da đủ ẩm và thoáng.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng

Mẹ bầu nên tránh ra ngoài vào khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Đây là lúc nắng gắt, dễ khiến da bị kích ứng, đổ mồ hôi nhiều, khiến cơn ngứa càng thêm trầm trọng.

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Một thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh. Đồng thời, uống đủ nước với ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Chị em có thể bổ sung bằng nước ép, sinh tố xay hoặc hoa quả mọng nước. Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, đồ cay nóng hay thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị, hóa chất không tốt cho sức khỏe.

Vận động thể dục thường xuyên

Tập thể dục hàng ngày với những động tác nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga dành riêng cho bà bầu sẽ giúp tuần hoàn lưu thông, hạn chế tình trạng ngứa ngáy, đồng thời nâng cao thể trạng, tinh thần.

Ngứa bụng trong thai kỳ là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu.

Trên đây là bài viết của Huy Mai về câu hỏi “Mẹ bầu ngứa gãi có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Mặc dù động tác gãi không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng cũng sẽ nhiều gây khó chịu cho mẹ. Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa ở trên để giảm nguy cơ bị ngứa bụng. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để tận hưởng khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa này.

Hãy tiếp tục đón chờ và theo dõi những bài viết về nhiều chủ đề trên web của Nhà thuốc Huy Mai nhé!

Về tác giả

Thông tin chi tiết

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Dược sĩ Long Lanh

Dược sĩ Long Lanh hiện đang là cửa hàng trưởng tại chi nhánh Huy Mai 2. mặc dù tuổi nghề của dược sĩ còn khá trẻ nhưng với nỗ lực trau dồi kiến thức, dược sĩ Long Lanh nhận được nhiều sự tin cậy và yêu mến của khách hàng.

Xem bài viết cùng tác giả

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Điền vào các trường bắt buộc để bình luận cùng Huy Mai nha.

zalo-icon
phone-icon
rong
Xem lẹ